Đề thi học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 1Tải về Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Đất Vị Hoàng Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông. Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. Keo cú người đâu như cứt sắt, Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng. Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh, Có đất nào như đất ấy không? (Trần Tế Xương,Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7: Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Ngũ ngôn D. Lục bát Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Bài thơ có giọng điệu như thế nào? A. Vui mừng, phấn khởi B. Trào phúng, mỉa mai C. Buồn, ngậm ngùi D. Cả ba phương án trên Câu 4: Bài thơ đã nêu lên những thực trạng gì của xã hôi? A. Con khinh bố B. Vợ chửi chồng C. Con người keo kiệt, tham lam D. Cả 3 phương án trên Câu 5: Câu thơ “Keo cú người đâu như cứt sắt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về con người Tú Xương? A. Là con người tài năng, cá tính, phóng túng B. Là nhà Nho khuôn phép, trung thành với các lễ nghi, khuôn khổ C. Là người ngông nghênh, ngất ngưởng D. Là con người bản lĩnh, anh hung. Câu 7: Hai câu thơ sau nói về điều gì Keo cú người đâu như cứt sắt, Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng. A. Nói về những câu chuyện đáng buồn trong xã hội B. Nói về những kẻ hằn học, thù oán người khác C. Nói về những người keo kiệt, tham lam trong xã hội D. Nói về những thói hư tật xấu trong xã hội Câu 8: Phân tích ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong bài thơ trên Câu 9: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Câu 10: Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của một bài thơ Đường luật đã để lại cho anh/ chị ấn tượng sâu sắc. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định thể thơ Lời giải chi tiết: Bài thơ được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật → Đáp án: B Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: Bài thơ sử dụng các phương thức biểu đạt: Biểu cảm → Đáp án: A Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định giọng điệu Lời giải chi tiết: Giọng điệu bài thơ: Trào phúng, mỉa mai → Đáp án: B Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ câu thơ Vận dụng kiến thức của bản than để trả lời Lời giải chi tiết: Bài thơ đã nêu lên những thực trạng xã hôi rối loạn: con khinh bố, vợ chửi chồng, con người keo kiệt, tham lam. → Đáp án: D Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Câu thơ “Keo cú người đâu như cứt sắt” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh → Đáp án: C Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Nhận định nào sau đây đúng nhất về con người Tú Xương: Là con người tài năng, cá tính, phóng túng → Đáp án: A Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Chú ý ngữ cảnh Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Hai câu thơ sau nói về: Nói về những người keo kiệt, tham lam trong xã hội → Đáp án: C Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong bài thơ: - Câu hỏi tu từ ở đầu và cuối bài tạo nên kết câu vòng tròn gợi cảm giác luẩn quẩn, bế tắc trước thực tại - Ý nghĩa: Câu hỏi cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn, vừa căm giận khinh bỉ cái xã hội bị đồng tiền chi phối, cái xã hội ta tàu lẫn lộn, bị xuống cấp, suy đồi về đạo đức. Câu 9 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Tâm trạng của nhân vật trữ tình - Tú Xương đau cho nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra. - Thể hiện sự kinh bỉ,căm hận châm biếm, lên án, phê phán những thói hư tật xấu, sự xuống cấp về đạo đức của một xã hội kim tiền Nhận xét: Tâm trạng của nhân vật trữ tình đã cho ta thấy tấm lòng của một người yêu quê hương, yêu đất nước rất đáng trân trọng Câu 10 (1.0 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Về hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, đảm bảo đúng dung lượng - Về nội dung: HS thể hiện suy nghĩ của mình về vấn đề giữ gìn văn hóa, đạo đức của dân tộc với lí lẽ thuyết phục, định hướng theo một số nội dung sau: + Thực trạng: Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. + Hậu quả: Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình. Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình + Biện pháp: Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm) Câu 1 (4 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
HocTot.Nam.Name.Vn
|