Bài 3 trang 93 SGK Hình học 10

Tìm tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng:

Đề bài

Tìm tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng: \({\Delta _1} : 5x + 3y – 3 = 0\) và  \({\Delta _2}: 5x + 3y + 7 = 0.\)

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng \(d\left( {M,\Delta } \right) = \frac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\)

Lời giải chi tiết

Gọi \(M(x; y)\) là một điểm bất kì trong mặt phẳng, ta có:

\(d(M,{\Delta _1}) = {{|5x + 3y - 3|} \over {\sqrt {{5^2} + {3^2}} }} = {{|5x + 3y - 3|} \over {\sqrt {34} }}\)

\(d(M,{\Delta _2}) = {{|5x + 3y + 7|} \over {\sqrt {{5^2} + {3^2}} }} = {{|5x + 3y + 7|} \over {\sqrt {34} }}\)

 Điểm \(M\) cách đều hai đường thẳng \({\Delta _1},{\Delta _2}\) nên: 

\(\eqalign{
& {{|5x + 3y - 3|} \over {\sqrt {34} }} = {{|5x + 3y + 7|} \over {\sqrt {34} }} \cr
& \Leftrightarrow |5x + 3y - 3| = |5x + 3y + 7| \cr} \)

Ta xét hai trường hợp:

(*) \(5x + 3y – 3 = - (5x + 3y + 7)\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow 5x + 3y - 3 = - 5x - 3y - 7\\
\Leftrightarrow 10x + 6y + 4 = 0\\
\Leftrightarrow 5x + 3y + 2 = 0
\end{array}\)

(**) \(5x + 3y – 3 = 5x + 3y + 7\)

\( \Leftrightarrow 0x + 0y - 10 = 0\) (vô nghiệm)

Vậy tập hợp các điểm \(M\) cách đều hai đường thẳng \({\Delta _1},{\Delta _2}\)  là đường thẳng  \(Δ: 5x + 3y + 2 = 0\)

Dễ thấy \(Δ\) song song với \({\Delta _1},{\Delta _2}\)  và hai đường thẳng \({\Delta _1},{\Delta _2}\)  nằm về hai phía đối với \(Δ\).

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 4 trang 93 SGK Hình học 10

    Giải bài 4 trang 93 SGK Hình học 10. Cho đường thẳng Δ: x – y + 2 và hai điểm O(0, 0); A(2, 0)

  • Bài 5 trang 93 SGK Hình học 10

    Giải bài 5 trang 93 SGK Hình học 10. Cho ba điểm A(4, 3), B(2, 7), C(-3, -8)

  • Bài 6 trang 93 SGK Hình học 10

    Giải bài 6 trang 93 SGK Hình học 10. Lập phương trình hai đường phân giác của các góc tạo bởi đường thẳng 3x – 4y + 12 = 0 và 12x+5y-7 = 0

  • Bài 7 trang 93 SGK Hình học 10

    Giải bài 7 trang 93 SGK Hình học 10. Cho đường tròn (C) có tâm I(1, 2) và bán kính bằng 3. Chứng minh rằng tập hợp các điểm M từ đó ta sẽ được hai tiếp tuyến với (C) tạo với nhau một góc 600 là một đường tròn.

  • Bài 8 trang 93 SGK Hình học 10

    Giải bài 8 trang 93 SGK Hình học 10. Tìm góc giữa hai đường thẳng Δ1 và Δ2 trong các trường hợp sau:

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close