Bài 8. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ La tinh - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạoXác định vị trí địa lý và lãnh thổ khu vực Mỹ - Latinh. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ - Latinh Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, hãy: - Xác định vị trí địa lý và lãnh thổ khu vực Mỹ La tinh - Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông Lời giải chi tiết: * Vị trí địa lý và lãnh thổ của Mỹ La tinh - Là một bộ phận của Châu Mỹ, trải dài từ khoảng 33º32´B đến 53º53´N - Mỹ La tinh bao gồm các bộ phận lãnh thổ Mê-hi-cô (Bắc Mỹ), Trung Mỹ, các quốc đảo vùng biển Caribe và Nam Mỹ - Mỹ Latinh là một khu vực có diện tích xấp xỉ 21.069.500 km² chiếm gần 3,9% diện tích bề mặt và 14,1% tổng diện tích đất liền của Trái Đất. *Ảnh hưởng của vị trí địa lý đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh
? mục II Dựa vào hình 8.1, 8.2 và thông tin trong bài, hãy: - Trình bày một số đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La tinh. - Phân tích ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông Lời giải chi tiết: * Đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La tinh. - Nhiều đồng bằng rộng lớn: Amazon, Pampa, La Plata,... - Giàu tài nguyên khoáng sản: Than đá, dầu mỏ, sắt, vàng, đồng,... - Cảnh quan thiên nhiên đa dạng: sơn nguyên, xa van, thảo nguyên, hoang mạc, vùng núi cao - Mạng lưới sông ngòi dày đặc - Rừng chiếm diện tích khá lớn phân bố ở nhiều nơi với nhiều loại: rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt đới khô… - Có rừng nhiệt đới bao bọc toàn bộ lưu vực con sông Amazon, có diện tích khoảng 5 triệu km vuông, nằm trên lãnh thổ của 9 nước trong đó có Brazil, Bolivia, * Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của Mỹ La tinh
? mục III 1 Dựa vào bảng 8.1, hình 8.4, hinh 8.5 và các thông tin trong bài, hãy: - Trình bày đặc điểm đô thị hoá, dân cư khu vực Mỹ La tinh - Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông Lời giải chi tiết:
* Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội: - Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vấn đề xã hội và phát triển kinh tế; - Vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở, cơ sở vật chất đang là mối lo lớn; - Tỉ lệ tội phạm, tệ nạn xã hội ngày càng tăng; - Tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất nghiêm trọng; - Khoảng cách giàu – nghèo - Vấn đề giáo dục, y tế, an sinh xã hội ở một số nơi còn chưa tốt,… ? mục III 2 Dựa vào hình 8.6, hình 8.7, bảng 8.2 và thông tin trong bài, hãy: - Trình bày đặc điểm xã hội của khu vực Mỹ La tinh - Nhận xét về sự thay đổi các chỉ số xã hội của khu vực Mỹ La tinh - Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh.
Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông Lời giải chi tiết: * Đặc điểm xã hội khu vực Mỹ La tinh - Tuổi thọ trung bình của người dân ở mức cao, do đó dẫn đến cơ cấu dân số đang bị già hoá; - Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể qua từng năm. Tuy nhiên, số dân sống dưới mức nghèo khổ còn nhiều; - Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ trung bình 90%; - Thành phần dân cư đa dạng, do đó dẫn đến sự đa dạng về các nền văn minh, tôn giáo, ngôn ngữ, ẩm thực, kiến trúc,… - Tổng thu nhập quốc dân (GNI/người) tăng dần qua từng giai đoạn; - Chênh lệch giữa người giàu và người nghèo rất lớn; - Hiện tượng đô thị hoá tự phát diễn ra mạnh; * Sự thay đổi các chỉ số xã hội của khu vực Mỹ La tinh - Sự thay đổi các chỉ số xã hội của khu vực Mỹ La tinh thay đổi qua từng giai đoạn; - Các chỉ số tăng trong giai đoạn 2000 – 2015, giai đoạn 2015 – 2020 có sự biến động khi chịu tác động của đại dịch Covid 19 làm cho các chỉ số kinh tế của khu vực này biến động theo; - Chất lượng giáo dục cũng như an sinh xã hội vẫn được quan tâm ngay cả khi tình hình đất nước và thế giới có nhiều biến động; - Tuy nhiên, các chỉ số HDI, GNI,… ở từng quốc gia vẫn có sự chênh lệch lớn, ví dụ như chỉ số HDI của Chile là 0,852 còn của Haiti là 0,540,… * Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La tinh - Mức sống chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; giữa người giàu và người nghèo; - Do đô thị hoá tự phát nên đời sống của người dân còn khó khăn, nhiều vấn đề còn chưa được giải quyết thỏa đáng; - Tình trạng đô thị hoá tự phát cũng dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu việc làm, nhà ở ở các khu đô thị; - Đời sống khó khăn làm gia tăng tình trạng tội phạm; - Do là nơi đa dạng về thành phần dân cư nên Mỹ Latinh là nơi tập trung nhiều nền văn hoá, các công trình kiến trúc, ẩm thực,… Nơi đây cũng được biết đến là nơi được UNESCO công nhận nhiều di sản văn hoá thế giới. ? mục IV Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La tinh. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông Lời giải chi tiết: * Tình hình kinh tế chung của khu vực Mỹ La tinh - Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều. - Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. - Nợ nước ngoài lớn. * Nguyên nhân: + Tình hình chính trị không ổn định. + Các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển xã hội. + Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ. - Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước… => Nhiều nước đã khống chế được lạm phát, xuất khẩu tăng nhanh, nền kinh tế dần được cải thiện - Tuy nhiên, quá trình cải cách còn gặp nhiều khó khăn từ các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn lợi tài nguyên giàu có của Mỹ La tinh. Luyện tập 1 Hãy hoàn thành thông tin trong bảng sau về những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội khu vực Mỹ La tinh.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Dựa vào bảng 8.1, Hãy vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2000 - 2020. Rút ra nhận xét. Phương pháp giải: Xem lại bảng 8.1 để vẽ biểu đồ Lời giải chi tiết: - Nhận xét: + Dân số khu vực Mỹ Latinh tăng liên tục qua các năm. + Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp và có xu hướng giảm. Vận dụng Hãy sưu tầm tài liệu về một di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận ở khu vực Mỹ La tinh Phương pháp giải: Tìm hiểu trên sách báo, internet,... Lời giải chi tiết: Casco Viejo (trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Khu phố cổ) còn được biết đến với tên gọi là Casco Antiguo hoặc San Felipe là một khu vực lịch sử của thành phố Panama. Nó được hoàn thành và trở thành khu định cư vào năm 1673, sau một cuộc tàn phá gần như là toàn bộ thành phố cổ Panama vào năm 1671 khi nó bị tấn công bởi những tên cướp biển. Casco Viejo giờ trở thành một khu vực lịch sử của thành phố Panama, cùng với Panamá Viejo là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1997. Thành phố Panama được thành lập ngày 15 tháng 8 của năm 1519 và đã tồn tại 152 năm. Trong tháng 1 năm 1671, Thống đốc của thành phố là Juan Perez de Guzman trong cuộc chống trả trước cuộc tấn công và cướp bóc bởi cướp biển Henry Morgan đã khiến thành phố chìm trong biển lửa. Năm 1672, Antonio Fernández de Córdoba khởi xướng việc xây dựng một thành phố mới, mà sau đó được thành lập vào ngày 21 tháng 1 nằm 1673. Thành phố này được xây dựng trên một bán đảo hoàn toàn bị cô lập bởi biển cùng một hệ thống tường phòng thủ vững chắc. Ngày nay, đây là nơi bảo tồn các tòa nhà hiện đại đầu tiên còn lại của thành phố Panama. Nó được biết gọi với tên là Casco Viejo (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Khu phố cổ).
|