Bài 3. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bảng 3 và thông tin trong bài, hãy nêu các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I 1

Dựa vào bảng 3 và thông tin trong bài, hãy nêu các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ thông tin ở bảng 3 và các kiến thức đã được học ở bài giảng.

Lời giải chi tiết:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra nhanh

- Thương mại thế giới phát triển mạnh

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng nhiều và có vai trò vô cùng lớn đến nền kinh tế thế giới.

? mục I 2

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

-  Trình bày các hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế

-  Phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

Hệ quả của toàn cầu hoá

Tích cực

- Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất

- Thúc đẩy tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

- Tạo nhiều cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ;

- Sự hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia toàn cầu hoá;

- Những cải cách thiết thực để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

 

 

Tiêu cực

- Gia tăng sự phân hoá giàu – nghèo;

- Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và giá trị văn hoá truyền thống;

- Trong điều kiện phát triển không bền vững, nền kinh tế có thể bị phụ thuộc, giảm tính tự chủ, nguy cơ bị tụt hậu.

Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với các nước trên thế giới

Toàn cầu hoá mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước nhưng đồng thời nó cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nước phải vượt qua ( đặc biệt là các nước đang phát triển ), như:

- Phân hoá giàu – nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển

- Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi

- Biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấuTình trạng thiếu việc và nguy cơ thất nghiệp ngày càng tăng

- Tình hình an ninh xã hội phức tạp

? mục II 1

Dựa vào thông tin trong bài, hãy nêu các biểu hiện của khu vực hoá kinh tế

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

- Những quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển sẽ liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.

- Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực ngày càng được mở rộng, hướng đến đảm bảo cùng phát triển bền vững.

Các kiểu liên kết phổ biến

+ Liên kết tam giác phổ biến: tam giác tăng trưởng In-đô-nê-xi-a –  Ma-lai-xi-a – Xin-ga-po; Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ  - Đức – Hà Lan;…

+ Liên kết khu vực: Liên minh châu Âu ( EU ); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN);…

+ Liên kết liên khu vực: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu ( ASEM );… 

? mục II 2

Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

-  Trình bày các hệ quả của khu vực hoá kinh tế

-  Phân tích ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông

Lời giải chi tiết:

Hệ quả

Tích cực

– Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế;

– Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ;

– Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn;

– Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

 

Tiêu cực

– Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia;

– Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm…

 

 

Ý nghĩa

- Góp phần tăng cường hợp tác liên kết giữa các nước;

- Tăng vị thế, vai trò của mỗi quốc gia;

- Phát huy năng lực quốc gia trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức khu vực;

- Thúc đẩy sự tham gia vào toàn cầu hoá thuận lợi hơn;

Luyện tập 1

Nêu một số ví dụ chứng minh cho biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế

Phương pháp giải:

- Ví dụ 1 (biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế):Thị trường tài chính ở Việt Nam hiện này ngày càng được mở rộng.

+ Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử.

+ Bên cạnh các ngân hàng trong nước, ở Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động, như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…

Ví dụ 2 (biểu hiện của khu vực hóa kinh tế): Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan,…

+ Vùng Ma-xa Rai-nơ được hình thành ở khu vực biên giới của Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ và Hà Lan. Vùng có diện tích khoảng 11000 km2 với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021).

+ Hằng ngày, có khoảng 43000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khả phát triển để người dân đi lại thuận tiện. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng. Một số hoạt động giao lưu văn hoá trong vùng cũng được chú trọng nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các nước trong vùng.

Luyện tập 2

Vẽ sơ đồ ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

Lời giải chi tiết:

Vận dụng

Hãy tìm hiểu về ảnh hưởng của toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế đến cơ hội tìm việc làm của giới trẻ hiện nay

Lời giải chi tiết:

Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế đã có một tác động rất lớn đến cơ hội tìm việc làm của giới trẻ hiện nay.

- Tăng cơ hội: Toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội mới cho người trẻ trong việc tìm kiếm việc làm. Các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình và mở rộng thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến nhu cầu tăng về lao động, bao gồm cả lao động trẻ. Cơ hội xuất ngoại là một ví dụ, nơi người trẻ có thể tìm kiếm việc làm tại các quốc gia khác.

- Đa dạng hóa ngành nghề: Khi thị trường mở rộng, có sự đa dạng hóa trong các ngành nghề và lĩnh vực. Điều này cho phép người trẻ có nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề và lĩnh vực làm việc. Họ có thể theo đuổi những sở thích và khả năng của mình.

- Cạnh tranh quốc tế: Toàn cầu hóa cũng đem lại sự cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Người trẻ cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng cạnh tranh để có thể thể hiện mình trước các đối thủ quốc tế. Điều này thúc đẩy việc họ nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp.

- Khả năng học hỏi và phát triển: Khu vực hóa kinh tế và toàn cầu hóa thúc đẩy việc trao đổi tri thức và kỹ thuật giữa các quốc gia. Điều này tạo cơ hội cho người trẻ học hỏi và phát triển từ những tiến bộ trong các nước khác. Họ có thể áp dụng những kiến thức này vào công việc của mình.

- Sự không chắc chắn: Mặc dù có nhiều cơ hội, toàn cầu hóa cũng mang lại sự không chắc chắn. Thị trường lao động có thể biến đổi nhanh chóng do sự thay đổi trong kinh tế toàn cầu, gây ra tình trạng thất nghiệp tạm thời hoặc thậm chí là tình trạng thất nghiệp cấp cao.

- Yêu cầu kỹ năng linh hoạt: Người trẻ cần phải phát triển kỹ năng linh hoạt để thích nghi với môi trường làm việc đa dạng và thay đổi nhanh chóng. Kỹ năng giao tiếp quốc tế, làm việc trong môi trường đa văn hóa và khả năng học hỏi liên tục là quan trọng.

- Khu vực hóa kinh tế và sự tập trung: Trong một số trường hợp, khu vực hóa kinh tế có thể dẫn đến sự tập trung sản xuất và việc làm tại một số khu vực, gây ra sự bất cân đối trong phân bố việc làm. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của người trẻ trong những khu vực không phát triển mạnh.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close