Bài 42. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9Đọc thông tin mục I.1 kết hợp quan sát hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
42.1 Đọc thông tin mục I.1 kết hợp quan sát hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau: 1. NST phân bố ở đâu trong tế bào? 2. Nêu khái niệm NST. Phương pháp giải: Quan sát hình 42.1 Lời giải chi tiết: 1. NST phân bố trong nhân tế bào. 2. NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực. 42.2 Hình dạng và gọi tên vị trí tâm động của mỗi NST ở hình 42.2 trong SGK. Phương pháp giải: Quan sát Hình 42.2 SGK. Lời giải chi tiết: a) Hình que b) Hình chữ V c) Hình hạt 42.3 Các vị trí A, B, C ở hình 42.2d tương ứng với bộ phận nào của NST? Phương pháp giải: Quan sát Hình 42.2 SGK. Lời giải chi tiết: A - Cánh ngắn B - Tâm động C - Cánh dài 42.4 Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa bao nhiêu phân tử DNA? Phương pháp giải: Quan sát Hình 42.4 SGK. Lời giải chi tiết: Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.4 chứa rất nhiều phân tử DNA. 42.5 Các gene được sắp xếp như thế nào trên NST? Phương pháp giải: Quan sát hình 42.4 Lời giải chi tiết: Các gen được sắp xếp theo trình tự xác định dọc theo DNA của nhiễm sắc thể. 42.6 Nghiên cứu bảng 42.1, thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định số lượng NST trong giao tử của mỗi loài bằng cách hoàn thành vào vở theo mẫu bảng 42.1. 2. Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. 3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài. 4. Dựa vào thông tin nào có thể nhận biết được sự khác biệt về bộ NST giữa các loài? 5. Đúng hay sai khi nói rằng cà chua và lúa nước cùng có chung 1 bộ NST? Giải thích. Phương pháp giải: Quan sát bảng 42.1 Lời giải chi tiết: 1.
2. Bộ NST đơn bội bằng 1 nửa bộ NST lưỡng bội 3. Số lượng bộ NST ở các loài là khác nhau, đặc trưng cho từng loài. 4. Dựa vào số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng ở các loài có thể nhận biết được sự khác biệt về bộ NST giữa các loài. 5. Sai khi nói rằng cà chua và lúa nước cùng có chung 1 bộ NST vì chúng có cùng số lượng nhưng hình dạng và cấu trúc khác nhau, đặc trưng riêng cho từng loài. 42.7 Kết quả quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi. Phương pháp giải: Học sinh quan sát NST dưới kính hiển vi. Lời giải chi tiết: Học sinh tự trình bày kết quả quan sát được. 42.8 Vẽ hình NST quan sát được. Phương pháp giải: Học sinh quan sát NST dưới kính hiển vi. Lời giải chi tiết: Học sinh tự trình bày kết quả quan sát được. 42.9 NST có đặc tính gì mà được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào? Phương pháp giải: Dựa vào đặc tính của NST. Lời giải chi tiết: NST là cấu trúc mang gen, có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ hợp ổn định trong quá trình phân bào. Chính những đặc tính này đã khiến NST trở thành cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào. 42.10 Hình thái của NST nhìn rõ nhất ở kì giữa của phân bào vì ở kì này NST có đặc điểm: A. tập trung ở giữa tế bào. B. chưa phân li về các cực của tế bào. C. đã nhân đôi. D. đã đóng xoắn và co ngắn thể hiện rõ hình dạng. Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của kì giữa. Lời giải chi tiết: Hình thái của NST nhìn rõ nhất ở kì giữa của phân bào vì ở kì này NST có đặc điểm: đã đóng xoắn và co ngắn thể hiện rõ hình dạng. Đáp án D. 42.11 Các nhận định sau đúng hay sai? Phương pháp giải: Dựa vào đặc tính, đặc điểm của NST. Lời giải chi tiết: Đúng - Sai - Đúng - Sai. 42.12 Mỗi loài sinh vật có bộ NST được đặc trưng bởi A. số lượng và hình dạng NST. B. hình dạng và cấu trúc NST. C. cấu trúc và số lượng NST. D. số lượng, hình dạng và cấu trúc NST. Phương pháp giải: Dựa vào đặc tính, đặc điểm của NST. Lời giải chi tiết: Mỗi loài sinh vật có bộ NST được đặc trưng bởi số lượng và hình dạng NST. Đáp án A.
|