Bài 34. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9

Ở Việt Nam, đá vôi được khai thác chủ yếu từ nguồn tự nhiên nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

34.1

Ở Việt Nam, đá vôi được khai thác chủ yếu từ nguồn tự nhiên nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào cách khai thác đá vôi

Lời giải chi tiết:

Ở Việt Nam, đá vôi được khai thác chủ yếu từ núi đá vôi

34.2

Viết phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân đá vôi và phản ứng vôi sống tác dụng với nước.

Phương pháp giải:

Dựa vào phản ứng nhiệt phân của muối

Lời giải chi tiết:

Phản ứng nhiệt phân đá vôi: 

Phản ứng vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O → Ca(OH)2

34.3

Việc khai thác đá vôi có ảnh hưởng gì đến môi trường? Em hãy đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường do việc khai thác đá vôi.

Phương pháp giải:

Dựa vào những ảnh hưởng của việc khai thác đá vôi

Lời giải chi tiết:

Việc khai thác đá vôi gây ra xói mòn đất, ô nhiễm nước và phá hủy môi trường sống

Một số biện pháp giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường: trồng nhiều cây xanh, tuân thủ các giấy phép khi khai thác đá vôi

34.4

Hãy quan sát các vật dụng trong gia đình làm từ thủy tinh và cho biết vật dụng nào làm từ thủy tinh thường? Vật dụng nào làm từ thủy tinh chịu nhiệt

Phương pháp giải:

Hãy quan sát các vật dụng trong gia đình làm từ thủy tinh và cho biết vật dụng nào làm từ thủy tinh thường? Vật dụng nào làm từ thủy tinh chịu nhiệt

Lời giải chi tiết:

Các vật dụng làm từ thủy tinh thường: cửa kính, chai lọ,..

Các vật dụng làm từ thủy tinh chịu nhiệt: các dụng cụ thí nghiệm, chén, bình trà,…

34.5

Đất sét trắng (cao lanh) là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn của Việt Nam. Em hãy tìm hiểu và cho biết các ứng dụng của đất sét trắng.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về ngành công nghiệp silicate

Lời giải chi tiết:

Đất sét trắng (cao lanh) dùng để sản xuất đồ sứ, trong ngành mỹ phẩm,…

34.6

Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet về ngành công nghiệp silicate ở Việt Nam viết bài thuyết trình theo dàn ý sau:

1. Ngành công nghiệp silicate gồm những ngành sản xuất nào? Kể tên một số nơi sản xuất chính ở Việt Nam

2. Vì sao ở công đoạn ép, thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật, phải làm nguội từ từ?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về ngành công nghiệp silicate

Lời giải chi tiết:

1. Ngành công nghiệp silicate gồm những ngành sản suất đồ gốm, thủy tinh, xi măng

Một số nơi sản xuất đồ gồm ở Việt Nam: Bát Tràng, Phù Lăng, Thổ Hà,…

Một số nơi sản xuất thủy tinh ở Việt Nam: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh,..

Một số nơi sản xuất xi măng ở Việt Nam: Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Tiên,...

2. Làm nguội từ từ để giảm thiểu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến những vết nứt hoặc vỡ thủy tinh.

34.7

a) Cùng có thành phần là CaCO3 nhưng nếu được tạo thành từ việc sục khí CO2 vào sữa vôi thì gọi là “bột nhẹ”. Đá vôi tự nhiên nghiền nhỏ gọi là “bột năng”. Theo em, hai loại bột này có tính chất khác nhau thế nào?

b) Vôi tôi Ca(OH)2 được trộn với đất sét, cát, nước thành khối nhão gọi là vữa, dùng để xây nhà. Sau một thời gian, vữa trở nên rất cứng chắc. Giải thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào khai thác đá vôi.

Lời giải chi tiết:

a) 2 loại bột này có tính chất khác nhau về độ tan vì bột nhẹ có chứa muối Ca(HCO3)2 và bột năng chứa CaCO3.

b) Vì sau 1 thời gian, khí CO2 trong không khí sẽ tác dụng với Ca(OH)2 tạo đá vôi CaCO3 nên vữa trở nên rất cứng chắc.

34.8

a) Khi đun thủy tinh, khí gì được sinh ra? Vì sao trong thủ tinh loại chất lượng kém thường có những bọt khí?

b) Từ 1 tấn thạch cao (CaSO4.2H2O) người ta pha trộn với clinker (clanke) để tạo ra xi măng (chứa 5% thạch cao). Khối lượng xi măng tạo ra là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Dựa vào công nghiệp silicate.

Lời giải chi tiết:

a) Khi đun thủy tinh, khí CO₂ (carbon dioxide) thường được sinh ra. Điều này là do trong quá trình sản xuất thủy tinh, các thành phần chính như cát (SiO₂), đá vôi (CaCO₃), và sodium carbonate (Na₂CO₃) được nung nóng ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, khi nung đá vôi (CaCO₃) và sodium carbonate. (Na₂CO₃), chúng bị phân hủy sinh ra khí CO₂.

Thủy tinh chất lượng kém thường có những bọt khí là do quá trình sản xuất không loại bỏ hoàn toàn các khí sinh ra trong quá trình nung. Khi thủy tinh được nung nóng chảy, nếu không được khuấy đều hoặc không có biện pháp làm giảm áp suất hoặc thời gian nung không đủ dài, khí CO₂ sinh ra sẽ bị giữ lại trong khối thủy tinh khi nó đông đặc lại. Các bọt khí này thường làm giảm độ trong suốt và chất lượng của thủy tinh.

b) Vì trong xi măng chứa 5% thạch cao nên khối lượng xi măng được tạo ra là: 1 : 5% = 20 tấn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close