Bài 29. Carbohydrate glucose và saccharose Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9Quan sát công thức phân tử của một số carbohydrate trong Hình 29.1 (trang 131, SGK KHTN 9) và thực hiện các yêu cầu sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
29.1 Quan sát công thức phân tử của một số carbohydrate trong Hình 29.1 (trang 131, SGK KHTN 9) và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Carbohydrate được tạo thành từ những nguyên tố nào? 2. Viết công thức phân tử của mỗi chất dưới dạng Cn(H2O)m Phương pháp giải: Dựa vào hình 29.1 Lời giải chi tiết: 1. Carbohydrate được tạo thành từ C, H, O 2. Công thức phân tử của glucose là: C6H12O6; saccharose: C12H22O11; tinh bột: (C6H10O5)n; cellulose: (C6H10O5)n 29.2 So sánh tính chất vật lí của glucose và saccharose Phương pháp giải: Dựa vào trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của glucose và saccharose Lời giải chi tiết: Tính chất vật lí của glucose và saccharose không có điểm khác nhau đều ở dạng tinh thể không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước. 29.3 Lấy ví dụ các sản phẩm tự nhiên trong đời sống có chứa nhiều đường glucose và saccharose Phương pháp giải: Các loại củ, quả chín thường chứa nhiều đường glucose và saccharose Lời giải chi tiết: Củ cải đường, cây mía, thốt nốt, hoa quả chín có chứa nhiều đường glucose và saccharose. 29.4 Tiến hành Thí nghiệm về phản ứng tráng bạc của glucose (trang 132, SGK KHTN 9) và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Quan sát hiện tượng trên thành ống nghiệm và cho biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không? 2. Dự đoán sản phẩm tạo thành (nếu có) và rút ra nhận xét. Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của glucose Lời giải chi tiết: 1. Hiện tượng: có lớp bạc mỏng, sáng dưới đáy ống nghiệm Có phản ứng hóa học xảy ra giữa glucose và dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 2. Sản phẩm tạo thành là bạc. Nhận xét: glucose có phản ứng hóa học với silver nitrate trong dung dịch ammonia tạo ra bạc kim loại. 29.5 Quan sát Hình 29.3 và trình bày về ứng dụng của glucose, saccharose. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa ứng dụng và tính chất của chúng. Phương pháp giải: Dựa vào hình 29.3 Lời giải chi tiết: Ứng dụng của glucose, saccharose: làm gương soi, sản xuất rượu, dịch truyền, nước trái cây, thực phẩm, bánh kẹo. Vì saccharose có phản ứng thủy phân tạo glucose nên các ứng dụng của glucose, saccharose tương tự nhau. 29.6 a) Em hãy đề xuất một phương pháp hóa học để phân biệt dung dịch glucose và dung dịch saccharose. b) Tại sao sản phẩm thủy phân saccharose có thể tham gia phản ứng tráng gương? Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của glucose và saccharose. Lời giải chi tiết: a) Có thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt glucose và saccharose. Vì glucose có thể phản ứng tráng bạc tạo kết tủa bạc trong khi đó saccharose không có phản ứng này. b) Vì khi thủy phân saccharose thu được glucose và fructose. Glucose và fructose đều có phản ứng tráng gương. 29.7 Một bệnh nhân đang cần bổ sung năng lượng thông qua dịch truyền glucose. Nếu mỗi gram glucose cung cấp 4kcal năng lượng, hãy tính toán năng lượng mà bệnh nhân nhận được từ một túi dịch truyền chứa 50 ml dung dịch glucose 5% (về khối lượng). Giả thiết dung dịch glucose 5% có khối lượng riêng bằng 1g/ml. Phương pháp giải: Dựa vào công thức m = D.V. Sau đó tính mol của glucose để tính được năng lượng nhận được từ túi truyền. Lời giải chi tiết: m dung dịch glucose 5% = D. V = 50.1 = 50g Khối lượng glucose có trong 5% là: 50.5% = 2,5g 1g glucose cung cấp 4kcal năng lượng. Vậy 2,5g glucose cung cấp: 2,5.4 = 10 kcal
|