Bài 4: Sự ra đời và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 a

Trả lời câu hỏi 1 mục 1 trang 19, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1a. Quá trình hình thành tổ chức ASEAN (SGK trang 18)

- Chỉ ra quá trình hình thành tổ chức ASEAN.

Lời giải chi tiết:

- Sau khi giành độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực. Điều này cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển của xu thế khu vực hóa trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.

- Trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, đồng thời thúc đẩy hợp tác và tương trợ lẫn nhau, từ những năm 60 của thế kỷ XX, một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á.

 - Năm 1961; Ma-lai-xi-a, Thái lan và Phi-lip-pin thỏa thuận thành lập hiệp hội Đông Nam Á(ASA)

- Năm 1963; Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In–đô-nê-xi-a thỏa thuận thành lập tổ chức MAPHILINDO.

- Năm 1966; Ngoại trưởng Thái Lan gửi ngoại trưởng các nước Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In–đô-nê-xi-a và Xin-ga-po dự thảo về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với năm nước sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

? mục 1 b

Trả lời câu hỏi 1 mục 1 trang 20, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

 Trình bày mục đích thành lập của ASEAN? 

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1b. mục đích thành lập của ASEAN (SGK trang 19)

- Chỉ ra mục đích thành lập của ASEAN.

Lời giải chi tiết:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua hợp tác, hướng tới một Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.

- Thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lí và nguyên tác luật pháp trong quan hệ giữa các nước thành viên, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, kĩ thuật, hành chính.

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi 1 mục 1 trang 21, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2a. quá trình phát triển từ ASEAN 5(1967) đến ASEAN 10 (1999)(SGK trang 20)

- Chỉ ra quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.

Lời giải chi tiết:

- Trong giai doan 1967- 1999, ASEAN da phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10. Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh đầu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á

- Năm 1967, ASEAN 5 gồm: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin

- Năm 1984, ASEAN 6: Bru-nây gia nhập

- Năm 1995, ASEAN 7: Việt Nam gia nhập

- Năm 1997, ASEAN 9: Lào và Mi-an-ma gia nhập

- Năm 1999, ASEAN 10: Cam-pu-chia gia nhập

- Quá trình mở rộng ASEAN phù hợp với mong muốn, lợi ích của mỗi thành viên, đảm bảo hoà bình, ổn định của cả khu vực, đồng thời nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế.

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi 1 mục 1 trang 21, SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay ? 

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2b. Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN(SGK trang 21)

- Chỉ ra hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay.

Lời giải chi tiết:

- Từ khi thành lập đến nay, tổ chức ASEAN đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:

- Năm 1967-1976: Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất. Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Hiệp ước Bali được kí kết năm 1976 là sự kiện đánh dấu Bước ngoặt của ASEAN, thể hiện cam kết cao nhất của các nước thành viên nhằm xây dựng hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực.

- Năm 1976-1999: Thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực, mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban thư kí ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước. ASEAN cũng tham gia giải quyết nhiều vấn để chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn để Cam-pu-chia.

- Năm 1999-2015: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế, từng bước chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN. Năm 2007, Hiến chương ASEAN được thông qua.

- Năm 2015- Nay: Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển với ba trụ cột chính là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoa - Xã hội. ASEAN tăng cường hợp tác và kết nối khu vực, đồng thời không ngừng nâng cao vị thể trong khu vực và trên thế giới.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close