Bài 10: Khái quát về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1

Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới(1986-1995)  (SGK trang 60)

- Chỉ ra những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995.

Lời giải chi tiết:

- Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, trước những thay đổi của tình hình thế giới và thực trạng kinh tế - xã hội trong nước đang lâm vào khủng hoảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu phải đối mới đất nước.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chính  thức mở đầu công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) và các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới. 

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 - 1995 lả:

- Đối mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng dẫn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

- Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; đối mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đổi mới chính sách văn hóa - xã hội, phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.

- Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình,...

? mục 2

 Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006)  (SGK trang 62)

- Chỉ ra những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006.

Lời giải chi tiết:

- Sau 10 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã cơ bản ổn định, đất nước có những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều biến đối, tác động đến hầu hết các quốc gia.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1996) và lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 là:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; gắn việc đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với từng bước phát triển kinh tế tri thức.

- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh.

- Chú trọng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển giáo dục, y tế và giải quyết các vấn để xã hội.

- Đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế..

? mục 3

Dựa vào thông tin trong mục 3: Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2006-2021. Nêu tên một số tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia trong giai đoạn 2006-2021?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng(từ năm 2006 đến nay)  (SGK trang 63)

- Chỉ ra những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2006-2021. Nêu tên một số tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia.

Lời giải chi tiết:

- Sau 20 năm đổi mới (1986 -2006), thể và lực của Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy vây, nhiều nguy cơ, thách thức vẫn tồn tại. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn này là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

- Các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), XI (2011), XII (2016), XIII (2021) tiếp tục phát triển đường lối Đổi mới, với chủ trương chung là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đường lối Đổi mới từ năm 2006 đến nay thế hiện những nội dung chủ yếu sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới; phát triển nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tư duy phát triển, phương thức phát triển

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

- Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng: tăng cường quốc phòng và an ninh.

- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại: chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng....

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2021, một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: Liên Hợp Quốc (United Nations), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), World Bank (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á),  ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), WHO (Tổ chức Y tế Thế giới),  UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc)

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close