Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 SGK lịch sử 12 Cánh DiềuNêu hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 1. Hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (SGK trang 74) - Chỉ ra hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lời giải chi tiết: Hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu - Đầu thế kỉ XX, trong công cuộc đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc, một số nhà yêu nước Việt Nam đã có những hoạt động đối ngoại bước đầu, tiêu biểu là: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc. Phan Bội Châu - Năm 1905-1909: Sang Nhật Bản, tiếp xúc với một số nhân vật như Lương Khải Siêu, Khuyển Dưỡng Nghị, Đại Ô,...; tìm kiếm sự ủng hộ đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam; tổ chức phong trào Đông du; tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền - Quế - Việt liên minh. - Năm 1909-1925: Tiếp xúc với nhiều người yêu nước Trung Quốc; thành lập và triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội, tham gia sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á; cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài như Công sử Đức, Đại sứ quán Nga,... nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đối với cách mạng Việt Nam. Phan Châu Trinh - Năm 1906: Sang Nhật Bản rồi về nước, gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị, mở mạng kinh tế, giáo dục đối với nhân dân Việt Nam. - Năm 1911-1925: Hoạt động tại Pháp, tiếp xúc với các lực lượng cấp tiến ở Pháp; gửi kiến nghị lên Chính phủ Pháp; lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc - Năm 1918-1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam. - Năm 1921-1930: Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc, tham gia sáng lập hai tổ chức có tính chất quốc tế là Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. - Hoạt động đối ngoại của-Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đồng thời đặt nền móng cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương - Trong giai đoạn 1930 - 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước, thể hiện sự ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời tìm kiếm sự đỡ đối với công cuộc giải phóng dân tộc của Việt Nam. - Trong giai đoạn 1941 - 1945, thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít. Từ năm 1942 đến năm 1945, trên cương vị là đại diện của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh. ? mục 2 Đọc thông tin nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp( 1945-1954)? Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 2. Hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp(1945-1954) (SGK trang 76) - Chỉ ra hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp(1945-1954). Lời giải chi tiết: - Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa kháng chiến, kiến quốc, vừa thực hiện các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. - Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, khẳng định tính hợp pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. - Trước ngày 6 -3-1946: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược. - Từ ngày 6-3-1946: kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Tiến hành đàm phán ngoại giao tại Đà Lạt, Phông-ten-nơ-bờ-lô (Pháp) và kí với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946). - Năm 1947 - 1949: Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu. - Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Đức, Ru-ma-ni, Ba Lan,...). - Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Tổ chức hội nghị thành lập Liên minh nhân dân ba nước Việt - Miễn - Lào tại Tuyên Quang (tháng 3-1951). - Năm 1954: Cử phái đoàn ngoại giao tham dự Hội nghị và kí kết. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc Pháp thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. ? mục 3 Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ(1954-1975)? Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 3. Hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ(1954-1975) (SGK trang 77) - Chỉ ra hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ(1954-1975) Lời giải chi tiết: - Sau năm 1954, miền Bắc từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh mới, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chủ yếu vào phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ: Từ năm 1954 đến năm 1958, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần gửi công hàm cho chính quyền Sài Gòn và các bên liên quan, yêu cầu thực hiện nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ. - Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa: Từ năm 1954 đến năm 1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô. - Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương: Năm 1965, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương diễn ra tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia). Năm 1970, Hội nghị Cấp cao nhân dẫn ba nước Đông Dương ra tuyên bố chung. - Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri:Từ năm 1968 đến năm 1973, Việt Nam cử các phái đoàn ngoại giao, tham gia đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri, buộc Mỹ rút quân và công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. - Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết (1973); đẩy mạnh đổi ngoại nhân dân: Từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam thiết lập, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước như: Cu-ba (1960), Ca-mo-run (1972), Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-lia (1973), Nê-pan, Ni-giê-ri-a (1975),... ; tích cực xây dựng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
|