Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam SGK lịch sử 12 Cánh Diều

Nêu nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn như thế nào trong lòng nhân dân thế giới?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1

Nêu nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn như thế nào trong lòng nhân dân thế giới?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới (SGK trang 99)

- Chỉ ra nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn trong lòng nhân dân thế giới.

Lời giải chi tiết:

- Năm 1987, cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ở Pa-ri (Pháp) đã ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận: “Năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”

Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hóa Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Cùng với việc vinh danh của UNESCO, nhiều nước trên thế giới cũng có những hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức.

- Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hình thức khác nhau: thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm,... mang tên Hồ Chí Minh; thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ "Tự do cho các dân tộc"; thủ đô của các nước (Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la) và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,...

? mục 2

Khai thác thông tin, dữ liệu và các hình trong mục 2, nêu nguyên nhân và biểu hiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2. Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam (SGK trang 101)

- Chỉ ra nguyên nhân và biểu hiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Sinh ra và hoạt động trong thể ki XX, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. 

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất. lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo; đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

- Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thể hệ với những hình thức khác nhau.

- Xây dựng công trình tưởng niệm: Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích....  Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố,... mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh,

- Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật: Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng để giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu), Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên), Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng), Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)....  Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Vân đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai,  Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn),..

- Nhằm phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tháng 11-2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 06CT/TW, phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc vận động đã lan tỏa và mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội.

- Năm 2016, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh được xác định gắn với quy trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kì  đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close