Bài 27. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SGK Địa lí 12 Cánh diềuDựa vào thông tin bài học, hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I Câu hỏi mục I trang 149 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 149. Lời giải chi tiết: - Các vùng kinh tế trọng điểm gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có ranh giới cụ thể và có thể thay đổi tuỳ theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từng thời kì của đất nước. - Mạng lưới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư, nâng cấp đặc biệt so với các vùng địa lí khác. - Có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và quy mô GDP cả nước, thu hút sự phát triển các ngành mới, công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao. - Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và FDI, làm nền tảng quan trọng thúc đẩy nền kinh tế cả nước. ? mục II Câu hỏi mục II trang 150 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 150. Lời giải chi tiết:
? mục III 1 Câu hỏi mục 1 trang 153 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 150 – 153. Lời giải chi tiết:
? mục III 2 Câu hỏi mục 2 trang 154 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 153 – 154. Lời giải chi tiết:
? mục III 3 Câu hỏi mục 3 trang 156 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 154 – 156. Lời giải chi tiết:
? mục III 4 Câu hỏi mục 4 trang 157 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 156 – 157. Lời giải chi tiết:
Luyện tập 1 Câu hỏi 1 trang 157 SGK Địa lí 12, Cánh diều Lựa chọn một trong các vùng kinh tế trọng điểm, dựa vào số liệu trong bài, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GRDP năm 2021. Nhận xét và giải thích. Phương pháp giải: Vẽ và nhận xét biểu đồ. Lời giải chi tiết: VD: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
*Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2021 *Nhận xét: Nhìn chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ cấu GRDP năm 2021 khá hiện đại với tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng cao, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thấp hơn, cụ thể: - Cao nhất là tỉ trọng ngành dịch vụ, chiếm 41,3%. - Đứng thứ 2 là ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm tỉ trọng 31,3%. - Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp hơn với 15,1%. *Giải thích: - Trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ phát triển nhờ khai thác lợi thế với dịch vụ cảng biển và du lịch; tỉ trọng công nghiệp tăng lên với các ngành chủ yếu là chế biến, sản xuất thực phẩm; giày, dép và dệt, may; cơ khí ô tô, lọc hoá dầu... kinh tế thuỷ sản (chủ yếu là khai thác). - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung định hướng phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hoá dầu,... - Nông nghiệp kém phát triển hơn do dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và ít màu mỡ. Luyện tập 2 Câu hỏi 2 trang 157 SGK Địa lí 12, Cánh diều VD: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
*Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2021 *Nhận xét: Nhìn chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có cơ cấu GRDP năm 2021 khá hiện đại với tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng cao, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thấp hơn, cụ thể: - Cao nhất là tỉ trọng ngành dịch vụ, chiếm 41,3%. - Đứng thứ 2 là ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm tỉ trọng 31,3%. - Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng thấp hơn với 15,1%. *Giải thích: - Trong cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ phát triển nhờ khai thác lợi thế với dịch vụ cảng biển và du lịch; tỉ trọng công nghiệp tăng lên với các ngành chủ yếu là chế biến, sản xuất thực phẩm; giày, dép và dệt, may; cơ khí ô tô, lọc hoá dầu... kinh tế thuỷ sản (chủ yếu là khai thác). - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung định hướng phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch biển và du lịch sinh thái; sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp hoá dầu,... - Nông nghiệp kém phát triển hơn do dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và ít màu mỡ. Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một sản phẩm hoặc một hoạt động kinh tế nổi bật của một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và liên hệ thực tiễn. Lời giải chi tiết: VD: Lọc hóa dầu Dung Quất - vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất thuộc Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) có địa điểm xây dựng tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công suất hoạt động khoảng 6.5 triệu tấn dầu thô/năm. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được bàn giao và vận hành thương mại từ 30/5/2010.Việc xây dựng thành công và đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho khu vực miền trung và Việt Nam. Kể từ khi đi vào hoạt động đến cuối năm 2022, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất hơn 83,76 triệu tấn sản phẩm, tạo ra doanh thu hơn 1.426 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 203,85 nghìn tỷ đồng và lũy kế lợi nhuận sau thuế khoảng 42,65 nghìn tỷ đồng.Không chỉ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Quảng Ngãi và vùng kinh tế trọng điểm miền trung, Nhà máy lọc dầu Dung Quất còn là nhân tố, động lực quan trọng để thu hút nhiều dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.
|