Bài 17. Thương mại và dịch vụ - SGK Địa lí 12 Cánh diềuDựa vào thông tin và hình 17.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nội thương ở nước ta. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I 1 Câu hỏi mục I.1 trang 88 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 17.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nội thương ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 87 – 88. Lời giải chi tiết: - Hoạt động nội thương ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế; hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. - Các phương thức và hình thức hoạt động thay đổi theo hướng hiện đại, đồng bộ. - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ ngày càng tăng (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,...), thương mại điện tử tăng dần. - Năm 2021, các vùng có doanh thu hoạt động nội thương lớn là Đông Nam Bộ (chiếm 33,7 % so với cả nước), Đồng bằng sông Hồng (25,9 % so với cả nước) và Đồng bằng sông Cửu Long (23,4 % so với cả nước). - Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại dần trở thành hình thức bán lẻ hàng hoá chủ yếu trên thị trường trong nước, góp phần ổn định giá và chất lượng hàng hoá. - Các địa phương có số lượng trung tâm thương mại nhiều: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Khánh Hoà, … - Ngành nội thương nước ta đang phát triển theo hướng số hoá, công nghệ mới; kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại; tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng uy tín và thương hiệu Việt Nam. ? mục I 2 Câu hỏi mục I.2 trang 89 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 17.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành ngoại thương ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 88 – 89. Lời giải chi tiết: Ngoại thương phát triển mạnh ở nước ta trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. - Về xuất khẩu: + Trị giá xuất khẩu của nước ta tăng nhanh. + Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự thay dổi đáng kể: nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao; tỉ trọng nhóm hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản và thuỷ sản giảm. + Thị trường xuất khẩu chủ yếu (năm 2021) là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. - Về nhập khẩu: + Trị giá nhập khẩu của nước ta tăng liên tục. + Cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2021 chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên, nhiên, vật liệu) chiếm 88,8 %, nhóm hàng tiêu dùng (chủ yếu là thực phẩm, tân dược,...) chiếm 11,1%. + Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta (năm 2021): Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a,... - Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu của nước ta đang chuyển dịch theo chiều sâu: tăng tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu, có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao, tăng tỉ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại từ các nước có nền kinh tế phát triển. ? mục II 1 Câu hỏi mục II.1 trang 89 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 17.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 89. Lời giải chi tiết: - Hoạt động du lịch thực sự phát triển từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Vai trò: Tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp tích cực vào xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân,... - Trong giai đoạn 2010 – 2019, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượt khách và doanh thu du lịch. - Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khách du lịch khoảng 14,0%/năm. - Giai đoạn 2020 - 2021, du lịch phát triển chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. - Các sản phẩm du lịch chính: du lịch biển đảo, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch đô thị. - Hoạt động du lịch phân bố rộng khắp các vùng, đặc biệt Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. ? mục II 2 Câu hỏi mục II.2 trang 92 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 17.2, hãy phân tích vùng du lịch và trung tâm du lịch ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 91 – 92. Lời giải chi tiết: - Vùng du lịch: nhằm khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch ở các vùng để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng và liên kết các vùng để tạo ra sản phẩm tổng hợp, có sức cạnh tranh cao. Có 7 vùng du lịch: + Trung du và miền núi Bắc Bộ: du lịch văn hóa, sinh thái, tìm hiểu bản sắc dân tộc. + ĐB sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc: tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, du lịch MICE. + Bắc Trung Bộ: tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử. + Duyên hải Nam Trung Bộ: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa và ẩm thực biển. + Tây Nguyên: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa độc đáo các dân tộc Tây Nguyên. + Đông Nam Bộ: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo. + Đồng bằng sông Cửu Long: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng sinh thái biển, đảo. - Trung tâm du lịch: + Đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân tạo nên bộ khung của vùng du lịch. Gắn với đô thị vừa hoặc lớn, có tài nguyên du lịch tương đối tập trung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. + Chia thành các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia (TP Hà Nội, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) và trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng (TP Hải Phòng, TP Hạ Long, TP Nha Trang,…). ? mục II 3 Câu hỏi mục II.3 trang 92 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích sự phát triển du lịch với phát triển bền vững ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 92. Lời giải chi tiết: Du lịch và sự phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ. Đó cũng là xu thế tất yếu của nước ta cũng như các nước trên thế giới. - Phát triển du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP cũng như nguồn thu ngân sách cho địa phương và nguồn thu ngoại tệ. Phát triển du lịch vừa dựa trên cơ sở các ngành kinh tế vừa thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. - Phát triển du lịch góp phần tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống dân cư, ổn định xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc... Phát triển du lịch với nhiều loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng... góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Luyện tập 1 Câu hỏi 1 trang 92 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào bảng 17.2, hãy: a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2010 – 2021. b) Nhận xét và giải thích. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12 và vận dụng. Lời giải chi tiết: a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 b) Nhận xét và giải thích *Nhận xét: Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2021 cơ cấu trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của nước ta đã có sự thay đổi, từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu, cụ thể: - Tỉ trọng trị giá xuất khẩu tăng từ 46% (2010) lên 51,8% (2018) và giảm nhẹ xuống còn 50,2% (2021) nhưng vẫn giữ ở mức xuất siêu. - Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm từ mức 54% (2010) xuống chỉ còn 48,2% (2020) và tăng nhẹ lên 49,8% (2021). *Giải thích: Do thị trường buôn bán của nước ta đang ngày càng mở rộng, nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường nên trị giá xuất khẩu của nước ta đã ngày càng tăng và trở thành nước xuất siêu. Giá trị nhập khẩu cũng có sự tăng lên phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất sau đại dịch COVID-19. Vận dụng 1 Nhiệm vụ 1 - câu hỏi 2 trang 92 SGK Địa lí 12, Cánh diều Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một chợ truyền thống. Phương pháp giải: Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: VD: Chợ Đồng Xuân – Hà Nội Chợ Đồng Xuân nằm tại khu phố cổ, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chợ là một trong những công trình được người Pháp xây dựng sớm nhất ở Hà Nội (năm 1888), cho đến nay chợ Đồng Xuân vẫn là một đầu mối giao thương vào loại lớn nhất Thủ đô. Chợ Đồng Xuân có diện tích hơn 14 000 m2 và trên 2000 hộ kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là trung tâm bán buôn hàng hoá lớn nhất khu vực phía Bắc, thường xuyên cung cấp nhiều mặt hàng tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều địa phương. Vận dụng 2 Nhiệm vụ 2 - câu hỏi 2 trang 92 SGK Địa lí 12, Cánh diều Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn về một sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng. Phương pháp giải: Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: VD: Gạo xuất khẩu Năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu. Trải qua hơn 30 năm xuất khẩu gạo, đến nay, gạo Việt Nam có mặt ở hơn 150 nước, vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gạo vừa mang lại ngoại tệ cho quốc gia, vừa góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị hạt lúa, hạt gạo Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào sản xuất lúa trên cả nước. Đây cũng là cơ sở, là tiền đề cho việc phát triển thâm canh trồng lúa, năng suất, sản lượng lúa liên tiếp tăng theo từng năm, góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và không ngừng tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong các năm tiếp theo. Năm 2023, sản lượng xuất khẩu lúa gạo đạt trên 8,1 triệu tấn, trị giá 4,6 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn. Philippines là thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành hàng gạo Việt Nam, với 85% sản lượng được nhập từ nước ta, 10% từ Thái Lan và còn lại đến từ các thị trường Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Theo ước tính sơ bộ của Bộ Công Thương, gạo Việt Nam được xuất khẩu sang 27 thị trường với khối lượng trên 512.000 tấn, trị giá 362 triệu USD trong tháng 1/2024, tăng 42,8% về lượng và tăng tới 94,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
|