Bài 11. Em quý trọng đồng tiền - SGK Đạo đức 4 Cánh diềuTham gia trò chơi Đoán mệnh giá tiền và trả lời câu hỏi Tờ tiền Việt Nam nào hiện nay có mệnh giá lớn nhất, nhỏ nhất? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Trả lời câu hỏi trang 53 SGK Đạo đức 4– Cánh diều Tham gia trò chơi Đoán mệnh giá tiền và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Tờ tiền Việt Nam nào hiện nay có mệnh giá lớn nhất, nhỏ nhất? Phương pháp giải: Suy nghĩ và trả lời tờ tiền Việt Nam nào hiện nay có mệnh giá lớn nhất, nhỏ nhất. Lời giải chi tiết: Tờ tiền Việt Nam hiện nay có mệnh giá: - Lớn nhất: 500 000 VNĐ - Nhỏ nhất: 200 VNĐ Khám phá 1 Trả lời câu hỏi trang 54, 55 SGK Đạo đức 4– Cánh diều Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi: a. Các nhân vật trong tranh đang sử dụng tiền để làm gì? b. Em hãy nêu vai trò của tiền. Phương pháp giải: - Quan sát các bức tranh. - Chỉ ra các nhân vật dùng tiền để làm gì. - Nêu vai trò của tiền. Lời giải chi tiết: a. Các nhân vật trong tranh đang sử dụng tiền để: Tranh 1: hai bố con dùng tiền để mua xe đạp. Tranh 2: cậu nhỏ biếu cụ già tiền để cụ mua đồ ăn. Tranh 3: hai bố con cậu bé đi mua vé xem phim. b. Vai trò của tiền: - Dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa. - Dùng để biếu, tặng người khác. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi trang 55 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Câu hỏi: a. Theo em, đâu là những khó khăn của người lao động khi kiếm tiền? b. Vì sao em phải quý trọng đồng tiền? Phương pháp giải: - Đọc tình huống và chỉ ra khó khăn của người lao động khi kiếm tiền. - Đưa ra lý do để giải thích vì sao em phải quý trọng đồng tiền. Lời giải chi tiết: a. Theo em, những khó khăn của người lao động khi kiếm tiền là: - Phải phơi mình dưới thời tiết nắng nóng để làm việc. - Chịu áp lực về tài chính, cơm áo gạo tiền. - Áp lực về thời gian. b. Em phải quý trọng đồng tiền vì công sức bỏ ra để lao động rất vất vả và khổ cực. Kiếm được một đồng tiền là cả một quá trình lao động cực nhọc nên chúng ta càng phải trân quý giá trị của đồng tiền. Khám phá 3 Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi: a. Em hãy lựa chọn hình ảnh phù hợp với việc biết bảo quản, tiết kiệm tiền. b. Em hãy kể thêm các cách khác để bảo quản, tiết kiệm tiền. Phương pháp giải: - Quan sát các hình ảnh và lựa chọn hình ảnh phù hợp với việc biết bảo quản, tiết kiệm tiền. - Kể thêm các cách khác để bảo quản, tiết kiệm tiền. Lời giải chi tiết: a. Hình ảnh 4 phù hợp với việc biết bảo quản, tiết kiệm tiền vì bạn nhỏ đã biết cất tiền vào bao lì xì để tiết kiệm. b. Các cách khác để bảo quản, tiết kiệm tiền: - Mỗi khi nhận được lì xì tết, em sẽ bỏ lợn tiết kiệm. - Em sẽ tận dụng những trang giấy trắng của cuốn vở năm ngoái không dùng đến nữa để làm giấy nháp. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi trang 56, 57 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao? a. Thấy một chiếc bút màu sắp gãy, Hoa liền mạnh tay làm hỏng để mẹ mua cho hộp bút màu mới. b. Nam không chú ý đến tờ 1 000 đồng vì cho rằng nó không có giá trị. c. Thấy chiếc cặp đẹp, Ngọc nằng nặc đòi mẹ mua cho bằng được, mặc dù chiếc cặp ở nhà vẫn còn dùng tốt. d. Hùng cân nhắc rất kĩ việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua đồ chơi. e. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, Lan nói với mẹ: “Mặc lại quần áo cũ vẫn được mẹ ạ”. g. Hoa xếp ngay ngắn những tờ tiền mẹ cho và trân trọng nó vì đây là công sức lao động vất vả của mẹ. Phương pháp giải: - Đọc các việc làm và đưa ra quan điểm của mình về các việc làm đó. - Giải thích cách lựa chọn. Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều a. Mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,... đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh gia đình chính là thể hiện việc quý trọng đồng tiền. b. Biết bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình là biểu hiện của quý trọng đồng tiền. c. Tiết kiệm tiền là quý trọng đồng tiền. d. Trẻ em chưa làm ra tiền nên không cần phải quý trọng đồng tiền. Phương pháp giải: - Đọc các tình huống và đưa ra ý kiến của em về các tình huống đó. Lời giải chi tiết: - Đồng tình với các ý kiến a,b,c bởi vì quý trọng đồng tiền được thể hiện thông qua việc sử dụng hợp lí, bảo quản và tiết kiệm tiền. - Không đồng tình với ý kiến d bởi vì trẻ em chưa làm ra tiền thì cần phải biết quý trọng đồng tiền hơn vì đó là công sức lao động, vất vả kiếm tiền của bố mẹ. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi trang 57 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Xử lý tình huống Tình huống 1: Hùng nói với em sẽ sử dụng tất cả số tiền được lì xì để chơi điện tử và mua đồ chơi mới, nếu còn chưa đủ thì sẽ xin thêm tiền bố mẹ. Câu hỏi 1: Em sẽ khuyên Hùng như thế nào? Tình huống 2: Kim kể với em là vừa được mẹ mua cho bộ quần áo mới nhưng Kim lại không thích nên sẽ xin mẹ mua bộ khác. Câu hỏi 2: Em sẽ khuyên Kim như thế nào? Tình huống 3: Mẹ hỏi ý em về việc mua thêm một cái mũ đẹp để đi dã ngoại với lớp vào tuần sau. Trong khi đó, em đã có hai cái mũ cũ và còn dùng tốt. Câu hỏi 3: Em sẽ làm gì trong trường hợp này? Phương pháp giải: Đọc các tình huống và đưa ra lời khuyên cho các bạn trong các tình huống đó. Lời giải chi tiết: Câu hỏi 1: Em sẽ khuyên Hùng không nên làm như thế vì việc làm đó sẽ rất lãng phí. Hùng nên dùng số tiền đó để mua sách vở, đồ dùng học tập. Câu hỏi 2: Em sẽ khuyên Kim không nên xin mẹ mua bộ khác vì làm như vậy mẹ sẽ không vui, bộ quần áo đó cũng không được sử dụng đến. Câu hỏi 3: Em sẽ mang cho mẹ xem 2 cái mũ mà mình có và nói với mẹ không cần phải mua thêm mà sẽ sử dụng một trong hai cái cũ. Việc làm này vừa tiết kiệm lại vừa không lãng phí. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Em hãy sưu tẩm và kể một câu chuyện về quý trọng tiền. Phương pháp giải: Sưu tẩm qua sách báo, ti vi và kể một câu chuyện về quý trọng tiền. Lời giải chi tiết: Trong buổi diễn thuyết, giáo sư mở đầu bài thuyết trình bằng cách giơ lên một tờ 100 đô và hỏi : "Nếu tôi tặng tờ 100 đôla này cho một trong số các bạn, có ai muốn nhận không?". Rất nhiều cánh tay giơ lên trong hội trường. Giáo sư nói tiếp: "Tôi sẽ tặng cho một người nhưng đợi tôi làm điều này đã nhé". Ông vò nhàu tờ đôla rồi hỏi: "Còn ai muốn lấy nó không?". Nhiều cánh tay vẫn giơ lên. Ông lại ném tờ tiền giấy xuống chân mình, chà đạp một cách không thương tiếc. Rồi ông nhặt tờ tiền nay đã trở nên nhàu nát và dơ bẩn hỏi tiếp: "Còn ai muốn lấy tờ 100 đôla này không?". Nhiều cánh tay vẫn giơ lên. Lúc này, vị giáo sư mới cất giọng ôn tồn: "Các bạn đã nghiệm ra bài học giá trị này chưa? Dù đồng tiền có bị giày xéo hay vò nát, các bạn vẫn muốn có bởi vì giá trị của nó không thay đổi hay giảm đi. Nó vẫn là tờ 100 đôla". Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền. Phương pháp giải: Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền. Lời giải chi tiết: Những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền: - Nuôi heo đất để đựng tiền lì xì. - Không đòi mẹ mua quần áo mới khi em đang có nhiều quần áo. - Không đòi mẹ mua đồ chơi mới cho mình. - Tiết kiệm trang giấy trắng của quyển sách cũ để làm giấy nháp. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi trang 58 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Nói chuyện với bố mẹ để hiểu thêm về sự vất vả khi kiếm tiền. Phương pháp giải: Tự nói chuyện với bố mẹ để hiểu thêm về sự vất vả khi kiếm tiền. Lời giải chi tiết: - Bố mẹ sẽ nói chuyện, chia sẻ về công việc mà bố mẹ đang làm. - Học sinh thấu hiểu sự lao động vất vả đó để có thể trân trọng và tiết kiệm tiền.
|