Bài 1. Người lao động quanh em - SGK Đạo đức 4 Cánh diềuNghe hoặc hát bài hát Lớn lên em sẽ làm gì của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp và trả lời câu hỏi Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Trả lời câu hỏi trang 5 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Nghe hoặc hát bài hát Lớn lên em sẽ làm gì của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp và trả lời câu hỏi
- Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát? Phương pháp giải: - Tìm kiếm bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì” để nghe hoặc hát. - Kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát đó. Lời giải chi tiết: Lớn lên em sẽ làm gì? Lớn lên em sẽ làm gì? Em sẽ làm người công nhân, Đi dựng xây những nhà máy mới, Những nhà cao lồng lộng giữa trời mây. Lớn lên em sẽ làm gì? Em sẽ làm người nông dân, Lái máy cày trên bao đồng ruộng, Những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lớn lên em sẽ làm gì? Em sẽ làm người lái tàu, Đưa những con tàu ra Bắc vào Nam. Lớn lên em sẽ làm gì? Em sẽ làm người kỹ sư, Đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước, Ôi đẹp sao những mơ ước của em. - Nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát là: công nhân, nông dân, lái tàu, kĩ sư. Khám phá 1 Trả lời câu hỏi trang 6 SGK Đạo đức 4– Cánh diều Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi: a. Em hãy nêu những đóng góp của người lao động trong các tranh trên? b. Hãy kể thêm đóng góp của một số người lao động khác mà em biết? Phương pháp giải: - Quan sát tranh và chỉ ra những đóng góp của người lao động. - Kể thêm một số đóng góp của người lao động khác mà em biết. Lời giải chi tiết: a. Những đóng góp của người lao động trong các tranh: (1) Nghệ sĩ chơi đàn: đưa lời ca tiếng hát tạo niềm vui, sự giải trí cho con người. (2) Chú bộ đội: canh giữ, bảo vệ biên giới Tổ quốc. (3) Người nông dân: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và động vật. (4) Bác sĩ: khám, chữa bệnh cứu người. (5) Cô công nhân may: Tạo ra trang phục cho mọi người. (6) Người làm muối: cung cấp muối phục vụ hoạt động cuộc sống của con người. b. Đóng góp của một số người lao động khác: - Kĩ sư: xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu, đời sống con người. - Giáo viên: giảng dạy cho các em học sinh. - Người lái taxi: phục vụ nhu cầu đi lại cho con người. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi trang 6,7 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: CÁI GÌ QUÝ NHẤT Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!” Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!” Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói: – Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi. (Theo Trịnh Mạnh – Tiếng Việt 5,tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu hỏi: a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được là gì? b. Theo em, vì sao phải biết ơn những người lao động? Phương pháp giải: - Đọc câu chuyện và chỉ ra bài học quý mà Hùng, Qúy và Nam nhận được. - Đưa ra lý do vì sao phải biết ơn những người lao động. Lời giải chi tiết: a. Bài học quý mà Hùng, Quý và Nam nhận được là: Tất cả mọi thứ đều có một giá trị đáng quý của riêng nó, không cái nào là quý nhất. Chính vì thế, chúng ta không nên đề cao cái gì cả. b. Theo em, phải biết ơn những người lao động bởi vì nếu như không có người lao động thì không thể tạo ra được đồ vật phục vụ cho chúng ta, khi đó mọi thứ sẽ đều trở nên vô nghĩa. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều 1. Nhận xét các ý kiến sau: (1) Những người lao động kiếm được nhiều tiền mới có đóng góp cho xã hội. (2) Tất cả các sản phẩm có được trong xã hội là nhờ những người lao động. (3) Chỉ cần biết ơn những người lao động mà mình sử dụng sản phẩm do họ tạo ra. (4) Cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn là nhờ công lao của tất cả người lao động. Phương pháp giải: Đọc các ý kiến trên và đưa ra lời nhận xét về những ý kiến đó. Lời giải chi tiết: (1) Ý kiến này chưa đúng vì nhiều tiền không đánh giá được sự đóng góp cho xã hội. Người lao động tạo ra giá trị, sản phẩm phục vụ đời sống là đã đóng góp cho xã hội rồi (2) Đồng ý với ý kiến này bởi vì người lao động chính là nguồn lực chính tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội. (3) Ý kiến này chưa đúng vì: tất cả người lao động đều đóng góp giá trị cho xã hội và ta cần phải biết ơn tất cả họ. (4) Đồng ý với ý kiến này bởi vì nét đẹp của lao động luôn là giá trị, khiến cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi trang 7,8 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói hoặc việc làm nào sau đây? Vì sao?
Phương pháp giải: - Nêu quan điểm của bản thân đối với những lời nói, việc làm trong các bức tranh trên. - Đưa ra lý do đồng tình/ không đồng tình. Lời giải chi tiết:
Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Xử lí tình huống Tình huống 1: Một hôm, Nam và Quân chia sẻ với nhau về nghề nghiệp của bố mình. Quân rất tự hào vì bố của Quân lò công nhân. Nam cũng rất hãnh diện vì bố mình là nhà báo. Quân thắc mắc: “Nhà báo có đóng góp gì cho xã hội vậy Nam?” Câu hỏi: Nếu là Nam em sẽ trả lời bạn như thế nào? Tình huống 2: Hồng đọc được một bài viết về tấm gương người lao động trên báo Tuổi trẻ. Hồng cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý tấm gương này nên chia sẻ với Lan. Lan bảo: “Đây đâu phải là người thân của mình mà mình phải yêu quý, biết ơn. Họ có giúp được gì cho mình đâu." Câu hỏi: Nếu là Hồng, em sẽ ứng xử như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc tình huống 1 và đưa ra lời giải thích về đóng góp của nghề nhà báo. - Đọc tình huống 2 và đưa ra lời giải thích cho Lan. Lời giải chi tiết: - Nếu là Nam, em sẽ trả lời bạn: nhà báo thì sẽ đi thu thập, tìm kiếm và cung cấp, đưa thông tin chính xác về các sự kiện, hiện tượng trong đời sống đến đông đảo người đọc. Vì thế, nghề nhà báo rất đáng được hãnh diện. - Nếu là Hồng, em sẽ có cách giải thích với bạn như sau: tuy họ không phải là người thân của mình nhưng việc làm của họ đã giúp ích cho xã hội, góp phần làm cho xã hội văn minh hơn, tốt đẹp hơn nên cần phải yêu thương họ. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát… về người lao động. Phương pháp giải: Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát… về người lao động. Lời giải chi tiết: - Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. - Nay mừng những kẻ nông phu, Cầu cho hòa cốc phong thu bình thời, Vốn xưa nông ở bậc hai, Thuận hòa, mưa gió nông thời lên trên. Quý hồ nhiều lúa là tiên, Rõ ràng phú túc bình yên cả nhà. Bốn mùa xuân hạ thu đông. Muốn cho tiền lúa đầy nhà hán sương. Bước sang hạ giá thu tàng, Thu thu liễn hoạch giàu ngang Thạch Sùng. Quý nhân cùng kẻ anh hùng, Rắp toan muốn hỏi nhà ông ê đề. Thực thà chân chỉ thú quê, Chuyên nghề nông nghiệp là nghề vinh quang. - Lời bài hát “Em là Công an tí hon” Hôm nay em làm công an tí hon trên đường Đứng chỉ lối cho xe chú cô qua lại Hôm nay em làm công an tí hon gác đường Xe nào đi ngượcc chiều em thổi còi tete Em xung phong làm công an tí hon gác đường Đứng chỉ lối cho xe các anh các chị Em xug phog làm công an tí hon gác đường Xe nào vượt đèn đỏ em thổi còi tete Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Đạo đức 4 – Cánh diều Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về một người lao động quanh em. Phương pháp giải: Suy nghĩ, tìm hiểu và chia sẻ bạn về một người lao động quanh em mà em biết. Lời giải chi tiết: Người lao động khiến em kính phục đó chính là bác sĩ Hạnh – người bác đáng kính của em. Bác làm bác sĩ đã hơn 10 năm. Công việc của bác rất bận rộn. Bác đã cứu giúp bao người thoát khỏi bệnh tật, sống vui vẻ và khỏe mạnh trở lại.
|