Bài 1: Cậu bé thông minh trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Chuyện gì xảy ra khi các bạn nhỏ đang chơi đá cầu. Theo em, các bạn cần làm gì để lấy được quả cầu. Đọc. Cậu bé Vinh và các bạn chơi trò gì. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng ở dưới hố lên. Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và nói về các trò chơi trong tranh. Nghe viết. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Giải ô chữ.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Quan sát tranh dưới đây

a. Chuyện gì xảy ra khi các bạn nhỏ đang chơi đá cầu?

b. Theo em, các bạn cần làm gì để lấy được quả cầu? 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Khi các bạn nhỏ chơi đá cầu, cầu bị đá bay lên cành cây. 

b. Theo em, các bạn cần tìm một cây gậy để chọc quả cầu rơi xuống hoặc nhờ người lớn giúp đỡ.

Câu 2

Đọc

Cậu bé thông minh

Một hôm, cậu bé Vinh đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng để cùng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bóng lăn xuống một cái hố gần đó. Cái hố hẹp và rất sâu nên không thể với tay lấy quả bóng lên được. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. 

Suy nghĩ một lát, cậu bé Vinh rủ bạn đi mượn mấy chiếc nón, rồi múc nước đổ đầy hố. Các bạn không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Lát sau, thấy Vinh cúi xuống cầm quả bóng lên. Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục.

Cậu bé Vinh ngày ấy chính là Lương Thế Vinh. Về sau, ông trở thành nhà toán học xuất sắc của nước ta.

(Theo Vũ Ngọc Khánh)

Từ ngữ: nuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc 

Câu 3

Trả lời câu hỏi

a. Cậu bé Vinh và các bạn chơi trò gì?

b. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng ở dưới hố lên?

c. Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng.

b. Vinh rủ bạn đi mượn mấy chiếc nón, rồi múc nước đổ đầy hố để lấy được quả bóng ở dưới hố lên.

c. Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì Vinh lấy được quả bóng lên. 

Câu 4

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3

- Cậu bé Vinh và các bạn chơi (…). 

- Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì (…). 

Phương pháp giải:

Em chủ động viết câu trả lời vào vở. 

Lời giải chi tiết:

- Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng.

- Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì Vinh lấy được quả bóng lên. 

Câu 5

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

thông minh, xuất sắc, thán phục, nuối tiếc, vui mừng

a. Chúng tôi rất (…) vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua.

b. Hoa vẽ rất đẹp. Cả lớp ai cũng (…) bạn ấy. 

Phương pháp giải:

Em đọc và chọn từ phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

a. Chúng tôi rất nuối tiếc vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua.

b. Hoa vẽ rất đẹp. Cả lớp ai cũng thán phục bạn ấy. 

Câu 6

Quan sát tranh và nói về các trò chơi trong tranh 

Đánh quay           ô ăn quan

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Các bạn nhỏ chơi ô ăn quan và đánh quay. 

Câu 7

Nghe viết 

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa chữ cái đầu câu 

Lời giải chi tiết:

Em hoàn thành bài viết vào vở. 

Câu 8

Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông

a. inh hay uynh?

Thông m…        h… huỵch            bình t…

b. oan hay oăn?

Băn kh…          hân h…             h… thành 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a. Thông minh           huỳnh huỵch         bình tĩnh

b. Băn khoăn             hân hoan               hoàn thành 

Câu 9

Giải ô chữ

a. Dựa vào gợi ý ở dưới, tìm ô chữ hàng ngang.

b. Đọc từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu vàng. 

(1) Con gì đuôi ngắn tai dài

Mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh?

(2) Con gì tai thính mắt tinh

Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua?

(3) Con gì cô Tấm quý yêu

Cơm vàng cơm bạc sớm chiều cho ăn?

(4) Quả gì không phải để ăn

Mà dùng để đá, để lăn, đề chuyền? 

Phương pháp giải:

Em trả lời các câu đố để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a. 

b. Từ xuất hiện ở hàng dọc là: Toán. 

  • Bài 2: Lính cứu hỏa trang 148 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Có chuyện gì đang xảy ra. Chúng ta phải làm gì khi có hỏa hoạn. Đọc. Trang phục của lính cứu hỏa gồm những gì. Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy bằng cách nào. Em nghĩ gì về những người lính cứu hỏa. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. Nghe viết. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Đặt tên cho hình dưới đây.

  • Bài 3: Lớn lên bạn làm gì? trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Quan sát các hình dưới đây. Mỗi người trong hình làm nghề gì. Đọc. Tìm trong khổ thơ thứ hai và thứ ba những tiếng có vần at, ep, êp. Bạn nhỏ muốn trở thành thủy thủ để làm gì. Bạn nhỏ muốn trở thành đầu bếp để làm gì. Bạn nhỏ trong khổ thở thứ ba muốn làm nghề gì. Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối. Trao đổi: Lớn lên em thích làm nghề gì. Vì sao.

  • Bài 4: Ruộng bậc thang ở Sa Pa trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hình ảnh nào trong tranh khiến em chú ý nhất. Em có thích cảnh vật trong tranh không. Vì sao. Đọc. Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt. Ruộng bậc thang có từ bao giờ. Ai đã tạo nên những khu ruộng bậc thang. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Hát một bài hát về quê hương.

  • Bài 5: Nhớ ơn trang 156 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Các bạn nhỏ đang làm gì. Em hiểu câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ý nói gì. Đọc. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn những ai. Vì sao chúng ta cần nhớ ơn họ. Còn em, em nhớ ơn những ai. Vì sao. Học thuộc lòng bài đồng dao. Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thầy cô.

  • Bài 6: Du lịch biển Việt Nam trang 158 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Quan sát tranh và cho biết em thấy những gì trong tranh. Đọc. Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu. Chúng ta có thể làm gì khi đi biển. Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và nói về những điều em thích khi đi biển. Nghe viết. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Du lịch biển Việt Nam từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp. Đặt tên cho bức tranh d

close