Viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

Trong đoạn thơ sâu có những từ nào được viết hoa? Vì sao chúng được viết hoa?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nhận xét

Trả lời câu hỏi Nhận xét trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Trong đoạn thơ sâu có những từ nào được viết hoa? Vì sao chúng được viết hoa?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rùng núi trông theo bóng Người…

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn thơ các từ được viết hoa là: Bác, Việt Bắc, Người, Ông Cụ

Những từ này được viết hoa vì đây là tên riêng và các danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt với Bác Hồ

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi 1 Luyện tập trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Tìm những từ được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong các câu sau:

a, Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

b, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.

c, Tôi ngước lên và bắt gặp ánh mắt hiền từ, đầy tin cậy của thầy Hiệu trưởng. Cảm động quá, tôi chỉ biết nói:

- Thưa thầy, em xin thay mặt đội tuyển cảm ơn thầy. Chúng em xin ghi nhớ lời thầy dặn để đạt kết quả tốt nhất ạ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a) Cha, Anh, Bác

b) Đất, Mẹ

c) Hiệu trưởng

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi 2 Luyện tập trang 41 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một vị anh hùng dân tộc (Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,…), trong đoạn văn có sử dụng cách viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

Phương pháp giải:

Dựa trên bài tập 1 để viết đoạn văn ngắn

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close