Người công dân số Một trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

Tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để giải các ô chữ sau:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chia sẻ 1

Trả lời câu hỏi 1 Chia sẻ trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để giải các ô chữ sau:

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

1. Tổ quốc

2. Non sông

4. Giữ gìn

5. Xây dựng

7 Việt Nam

Chia sẻ 2

Trả lời câu hỏi 2 Chia sẻ trang 20 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Đọc từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Giải thích ý nghĩa của từ đó.

Phương pháp giải:

Dựa trên đáp án Câu 1 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Từ xuất hiện ở cột dọc màu xanh là từ: Công dân

- Công dân là một cá nhân cụ thể có quốc tịch của một quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Người công dân số Một

Cảnh trí

Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai, anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành: Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào…(nói nhỏ). Vì tôi nói với họ: Anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống…

Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành: Anh Lê này! Anh học Trường Sa-xơ-lu Lô-ba…thì…ở…anh là người nước nào?

Lê: Anh hỏi lạ thật! Anh là người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng…anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê: Sao lại không? Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành: Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.

Lê: Anh kể chuyện đó làm gì?

Thành: Vì anh với tôi…Chúng ta là công dân nước Việt… 

                                                              (CÒN NỮA)

                                                                THEO HÀ VĂN CẦU-VŨ ĐÌNH PHONG

Dựa vào bài đọc và hiểu biết của em về tiểu sử của Bác Hồ, hãy cho biết câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Theo em, câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh Bác Hồ đang ra đi tìm đường để cứu nước

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Anh Lê trao đổi với anh Thành về việc gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Anh Lê đã trao đổi với anh Thành về việc ngày mai có thể đến nhận công việc mà anh Lê xin giúp anh Thành

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh đang nghĩ đến một việc lớn lao hơn chuyện tìm việc làm ở Sài Gòn?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu nói: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống…”

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Em hiểu anh Thành muốn nói điều gì qua việc so sánh các ngọn đèn?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Qua việc so sánh các ngọn đèn em hiểu anh Thành đang muốn nói đến việc phải làm sao để nước ta cũng phát triển như những quốc gia khác

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Các trình bày một vở kịch có gì khác với cách trình bày một câu chuyện, bài thơ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách trình bày một vở kịch khác với cách trình bày một câu chuyện, bài thơ ở chỗ: Vở kịch có phần giới thiệu tên các nhân vật

Vở kịch có phần miêu tả quang cảnh (cảnh trí)

Vở kịch trình bày lời đối thoại của các nhân vật theo thứ tự, ghi rõ lời thoại là của ai, hết câu thoại là xuống dòng.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close