Tiết 2 trang 135 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì I

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 135 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì I

 

Phương pháp giải:

 Em lựa chọn một bài em thích để viết bài văn

Lời giải chi tiết:

Có lẽ nhân vật mà em thích nhất trong truyện Sự tích dưa hấu là An Tiêm. Dù chàng được hưởng bổng lộc của vua ban nhưng An Tiêm vẫn không lấy làm sung sướng mà trái lại nghĩ rằng “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cũng chính câu nói đó mà An Tiêm phải bị lưu đày.

Đức tính của An Tiêm là thế đấy, chàng muốn tự lập, tự hai bàn tay của mình làm ra miếng ăn, manh áo chứ không muốn sống dựa vào người khác. Vì thế mà An Tiêm phải bị đày ra đảo. Không một tất sắt trong tay mà An Tiêm đã tạo cho mình một vườn rau nhỏ, rồi sau đó trồng được một cây có quả ăn rất ngon. Đó là quả “Dưa hấu”. Quả thật nếu ai không có ý chí phấn đấu cao thì không thể nào vượt qua những khó khăn trở ngại quá lớn như An Tiêm. Đức tính này của An Tiêm thật sự đã làm em khâm phục, quí trọng.

Khi trồng được dưa hấu, An Tiêm đã nhẫn nại khắc tên mình vào quả dưa để gởi vào đất liền. Sự nhẫn nại này của An Tiêm đã có kết quả. Đó là sự đón rước của nhà vua đưa vợ chồng An Tiêm trở vào đất liền, hưởng cuộc sống như xưa để bù lại những khổ cực oan trái mà An Tiêm phải gách chịu bởi sự hiểu lầm của nhà vua.

Đọc đến đoạn An Tiêm được trở về đất liền em cảm thấy như mình cùng chia sẻ hạnh phúc với ông. An Tiêm thực sự xứng đáng được hưởng một cuộc sống sung sướng đầy đủ. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng An Tiêm vẫn không chùn bước, mạnh dạn khắc phục những khó khăn để tạo cho mình một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Mặt khác em cũng khâm phục An Tiêm ở lòng tự trọng của chàng. Bởi vì An Tiêm không muôn mọi người nghĩ rằng mình là kẻ vô tích sự nên cố gắng dùng sức lực với bàn tay trắng của mình để chứng minh cho mọi người biết mình không là kẻ ăn bám theo người khác, không là kẻ xu nịnh để hưởng lộc.

Qua nhân vật An Tiêm em thấy mình cần phải phấn đấu hơn nữa, học tập những đức tính đáng quí của ông để trở thành người có ích cho xã hội. An Tiêm thực sự là tấm gương của thế hệ trẻ ngày nay về đức tính tự trọng, can đảm, kiên nhẫn, không khuất phục khó khăn, gian khổ...

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 135 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự thực hiện

  • Tiết 3 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

    Tìm cho mỗi nhóm đại từ dưới đây một ví dụ minh họa:

  • Tiết 4 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

    Viết một đoạn của bài văn tả người theo 1 trong 2 đề sau: a, Tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến. b, Tả ngoại hình của một người thân trong gia đình.

  • Tiết 5 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

    Tìm kết từ trong các đoạn văn, khổ thơ sau: a, Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. b, Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của họa mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. c, Nếu hoa có ở trời cao

  • Tiết 6 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

    Trong vụ kiện của người bán dầu, vì sao ông Nguyễn Khoa Đăng cho thả tiền vào chậu nước để tìm ra sự thật? Tìm ý đúng: a) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, sẽ chìm xuống nước. b) Vì nếu là tiền của người bán dầu thì tiền dính dầu, váng dầu sẽ nổi lên. c) Vì nếu là tiền lấy cắp thì người lấy cắp sẽ không chịu thả xuống nước. d) Vì nếu là tiền lấy cắp thì tiền không bị dính dầu, sẽ nổi lên mặt nước.

  • Tiết 7 trang 140 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: 1, Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) của trường em 2, Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close