Soạn bài Viết bài làm số 3: Văn tự sự (Chi tiết)

Viết bài làm số 3: Văn tự sự trang 123 SGK Ngữ văn 10. Đề 1: Cây lau chứng kiến việc nàng Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết văn bản kể lại câu chuyện đó theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba .

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Video hướng dẫn giải

Đề 1 (trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Cây lau chứng kiến việc nàng Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết văn bản kể lại câu chuyện đó theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Mở bài: Cây lau - xưng tôi - tự giới thiệu

2. Thân bài: Có thể kể một số sự việc:

- Đang vui đùa theo gió, tôi bỗng thấy một người đàn bà thẫn thờ đi đến, ngồi sát bờ sông cạnh tôi.

- Nhìn khuôn mặt tôi nhận ngay ra Vũ Nương, người phụ nữ hiền thục, thường ra sông gánh nước. Tiếng nàng than thở ai oán, não nùng,....

- Sau những lời than thở, nàng lao mình xuống sông tự tử. Tôi giật mình, hoảng sợ, cố vươn cành lá để cứu nàng mà không được

3. Kết bài: 

- Cảm xúc suy nghĩ của cây lau về Vũ Nương và sự việc nàng tự sự.

Xem bài văn mẫu tại đây

Đề 2

Video hướng dẫn giải

Đề 2 (trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Hãy hoá thân vào những que diêm để kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen (hoặc diễn biến sự việc tương tự nhưng có kết thúc khác).

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Mở bài:

Giới thiệu bản thân:

- Tôi là que diêm giúp tỏa sáng trong đêm tối, xua đi cái lạnh, cái tối tăm cho con người. Từ khi sinh ra tôi đã gắn bó với cô chủ nhỏ tốt bụng, nhưng có số phận bất hạnh.

2. Thân bài:

+ Hàng ngày, tôi theo cô chủ lang thang trên những con phố lạnh giá của thành phố.

+ Ngày qua ngày, tôi lo lắng mình sẽ phải xa bố mẹ, bạn bè, người thân nhưng không giống như tôi nghĩ, tôi vẫn rất yên ổn nằm trong bao.

+ Tuy không phải xa rời bố mẹ, nhưng tôi lại chứng kiến cảnh cô chủ nhỏ bị người cha nhiếc mắng, đánh đập khi không bán được chúng tôi đi. Niềm vui của tôi lại là nỗi đau của cô chủ. Chứng kiến cô đau đớn mà lòng tôi se lại thương cô.

+ Rồi có một hôm vào đếm giao thừa, chúng tôi lại lang thang trên những con phố buốt lạnh, bàn tay cô run run khi cầm chúng tôi. Rồi cô ngồi vào xó tường bên vệ đường. Cô giở lần lượt từng đứa trong chúng tôi ra.

+ Lần đầu tiên tôi được mở mắt nhìn ánh sáng của thành phố.

+ Cô bắt đầu quẹt những người bạn của tôi vào thành bao diêm, rồi họ sáng rực lên. Mỗi một que diêm được thắp lên là một điều ước được cất lên.

+ Những ươc mơ trong sáng, chân thành và giản dị nhưng nó lại vụt tắt theo ánh sáng khi chúng tôi đã cháy hết.

+ Que diêm cuối cùng là tôi, lần này cũng là điều ước tuyệt với nhất. Tuy nhiên tôi không lụi tắt như những que diêm khác mà cứ cháy sáng mãi và cùng cô chủ nhỏ bay lên thiên đường.

 3. Kết bài:

- Thiên đường đẹp biết bao ở nơi đó không có khổ đau, không có cơn gió lạnh buốt. Ở đó tôi được cháy sáng mãi bên cô chủ và bên người bà thân thương của cô.

- Nêu suy nghĩ, ước mong.

Xem bài văn mẫu tại đây

Đề 3

Video hướng dẫn giải

Đề 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

"Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới…"

   Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một truyện ngắn theo ngôi kể thứ nhất kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề (có thể dùng những câu trong đề bài để giới thiệu vấn đề)

2. Thân bài: con gà chọi hồi tưởng về:

- Những ngày được câu chủ chăm sóc, yêu mến như gia đình.

- Những chiến công oanh liệt khi xung trận đem lại niềm kiêu hãnh và tiền bạc cho cậu chủ.

- Một trận đánh thua cuộc khiến cậu chủ thất bại và tôi bị bỏ rơi.

- Tôi tủi cực nhưng đành bất lực

- Cậu chủ đi tìm thú tiêu khiển mới, không còn chú ý tới tôi.

- Suy nghĩ, triết lý về cuộc đời.

3. Kết bài: 

- Nêu cảm nghĩ của bản thân

- Mong muốn được quan tâm...

Xem bài văn mẫu tại đậy

Đề 4

Video hướng dẫn giải

Đề 4 (trang 123 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Sáng tác một truyện ngắn có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Mở bài: 

- Giới thiệu câu chuyện

+ Hoàn cảnh

+ Không gian

+ Thời gian

+ Nhân vật

2. Thân bài:

- Những sự việc, chi tiết chính trong diễn biến câu chuyện

3. Kết bài:

- Kết thúc câu chuyện

- Nêu cảm nghĩ của bản thân, nhân vật

- Nêu ý nghĩa

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close