Soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Chi tiết)

Soạn bài Lầu Hoàng Hạc trang 158, 159 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở "nơi đây" toàn bài không nói gì về "lầu" cả". Vậy dụng ý của tác giả là gì?

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả.

=> Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá  vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Tất cả cảnh đều đẹp, tại sao khiến người buồn?

Lời giải chi tiết:

- Tất cả “cảnh” - cảnh xưa và nay, cảnh xa và gần, cảnh thực và hư,… cảnh nào cũng đẹp. Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn (sử nhân sầu). Bởi:

+ Dường như đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuâng nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia.

Nỗi buồn còn xuất phát từ việc “hạc vàng đã đi, đi biệt”, nuối tiếc những vàng son đã qua

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

- Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ "sầu" “đậu” xuống, kết đọng trong tâm. Chữ "sầu" đến như là một sự tất yếu nhưng không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi tiếng với những lần ly biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách ly hương) càng không có cái lý gì ngăn được sự xuất hiện của chữ "sầu". Chữ "sầu" trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 phần

- Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.

- Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Soạn bài Khe chim kêu (Chi tiết)

    Soạn bài Khe chim kêu trang 163, 164 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ? Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ?

  • Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân (Chi tiết)

    Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân trang 152 SGK Ngữ văn 10. Câu 3. Anh (chị) hãy giúp bạn trình bày kế hoạch cá nhân của mình.

  • Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Chi tiết)

    Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê trang 161, 162 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Vì sao khi thấy "màu dương liễu" nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

  • Soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô (Chi tiết)

    Soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô trang 155 SGK Ngữ văn 10. Câu 1. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện như thế nào trong bài một và hai?

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close