Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Chi tiết)Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam trang 16 SGK Ngữ văn 10. Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại. Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Lời giải chi tiết: Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là: a. Tính truyền miệng - Đây là đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác không bằng chữ viết mà bằng lời qua sự nhập tâm ghi nhớ. - Nhân dân lao động sáng tác bằng ngôn ngữ nói, ngay từ khi chưa có chữ viết. Quá trình lưu truyền tiếp tục bổ sung bằng ngôn ngữ nói. Về sau, người ta sưu tầm và ghi chép lại, ấy là khi tác phẩm đã hoàn thành và lưu hành, thậm chí qua hàng trăm năm. - Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (Ca hát chèo, tuồng, cải lương...) Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản. b. Tính tập thể - Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa, thêm bớt, cuối cùng đã trở thành sản phẩm chung, có tính tập thể. - Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian. => Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học của dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại. Lời giải chi tiết: 1. Truyện thần thoại - Thần thoại là hình thức tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ. - Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biển.... nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả. VD: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thần trụ trời... 2. Sử thi dân gian - Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Ví dụ: sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường dài 8530 câu thơ tả lại sự việc trần gian từ khi hình thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định. - Nhân vật sử thi mang cốt cách của cộng đồng (tượng trưng cho sức khỏe, niềm tin của cộng đồng). Ví dụ: Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực để đem bình yên cho muôn làng. Uylitxơ cùng đồng đội lênh đênh ngoài biển khơi gắn liền với thời đại người Hy Lạp cổ đại chinh phục biển cả... 3. Truyền thuyết - Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật cụ thể theo xu hướng lý tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. - Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nửa người như: Sơn Tinh, Thủy Tinh (Thần vẫn mang tính người) hoặc An Dương Vương (biết cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước về thủy phủ). Như vậy nhân vật có liên quan tới lịch sử nhưng không phải là lịch sử. - Xu hướng lý tưởng hóa: Nhân dân gửi vào đó những ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt họ ước có một vị thần trị thủy. Khi có giặc họ mơ có một Thánh Gióng. Trong hòa bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hóa. Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh giày.... 4. Cổ tích - Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. - Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đời của nhân dân...(nhân đạo, lạc quan). - Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sạch... Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế... 5. Truyện cười - Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội. - Các mâu thuẫn trong truyện cười + Cái bình thường với không bình thường. + Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm. + Mâu thuẫn trong nhận thức lý tưởng. => Từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười. Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày 6. Truyện ngụ ngôn - Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ, nhân vật là người, bộ phận của con người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói, có tính cách như người. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lý sâu sắc. - Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Truyện có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Ví dụ: Treo biển, Trí khôn... 7. Tục ngữ - Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân. 8. Câu đố - Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về cuộc sống. 9. Ca dao - Là những bài thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm thể hiện thế giới nội tâm con người. 10. Vè - Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận. 11. Truyện thơ - Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội bị cưỡng đoạt. 12. Chèo - Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội. - Ngoài chèo còn có những thể loại sân khấu khác cũng thuộc về dân gian như tuồng, cải lương, múa rối. Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian Lời giải chi tiết: - Văn học dân gian là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đời sông của dân tộc. - Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công. - Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc. + Văn học dân gian là những bài học, kinh nghiệm quý giá được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở thành những mẫu mực xứng đáng để học tập. + Giúp thế hệ sau hiểu biết thêm về đời sống tinh thần phong phú của cha ông. HocTot.Nam.Name.Vn
|