Trắc nghiệm Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?

  • A

    Đường cong

  • B

    Đường thẳng

  • C

    Đường tròn

  • D

    Đường gấp khúc

Câu 2 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, phương trình thể hiện đồ thị là?

 

  • A

    d = 5.t + 5 (cm)

  • B

    d = 5.t (cm)

  • C

    d = 5.t (m)

  • D

    d = 5.t + 5 (m)

Câu 3 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật trong 25 s đầu tiên là bao nhiêu?

  • A

    110 m

  • B

    120 m

  • C

    125 m

  • D

    130 m

Câu 4 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 30 là bao nhiêu?

  • A

    35 m

  • B

    25 m

  • C

    15 m

  • D

    5 m

Câu 5 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian, vận tốc của vật là bao nhiêu?

  • A

    4 m/s

  • B

    5 m/s

  • C

    6 m/s

  • D

    7 m/s

Câu 6 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động trong 10 s đầu là?

  • A

    5 m/s

  • B

    10 m/s

  • C

    8 m/s

  • D

    15 m/s

Câu 7 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động từ giây thứ thứ 25 đến giây 40 là bao nhiêu?

  • A

    5,59 m/s

  • B

    6,76 m/s

  • C

    6,67 m/s

  • D

    7,67 m/s

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?

  • A

    Đường cong

  • B

    Đường thẳng

  • C

    Đường tròn

  • D

    Đường gấp khúc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng

Câu 2 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, phương trình thể hiện đồ thị là?

 

  • A

    d = 5.t + 5 (cm)

  • B

    d = 5.t (cm)

  • C

    d = 5.t (m)

  • D

    d = 5.t + 5 (m)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách viết phương trình đường thẳng đi qua gốc tọa độ

+ Phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

+ Lấy một tọa độ điểm bất kì trên đồ thị, thay vào phương trình, tìm a

+ Thay a ngược trở lại phương trình, từ đó suy ra phương trình đường thẳng.

Lời giải chi tiết :

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d =5t (m).

Câu 3 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật trong 25 s đầu tiên là bao nhiêu?

  • A

    110 m

  • B

    120 m

  • C

    125 m

  • D

    130 m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Viết phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian:

+ Phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

+ Lấy một tọa độ điểm bất kì trên đồ thị, thay vào phương trình, tìm a

+ Thay a ngược trở lại phương trình, từ đó suy ra phương trình đường thẳng.

- Thay thời gian t vào phương trình tìm d

Lời giải chi tiết :

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d = 5t (m).

Thay t = 25 s vào phương trình, ta có: d = 5.25 = 125 (m).

Câu 4 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 30 là bao nhiêu?

  • A

    35 m

  • B

    25 m

  • C

    15 m

  • D

    5 m

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ dịch chuyển bằng khoảng cách điểm đầu và điểm cuối.

Lời giải chi tiết :

Từ hình vẽ ta có: Tọa độ của vật tại thời điểm 30 s là: 150 m

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d =5t (m).

Thay t = 25 s vào phương trình, ta có: d = 5.25 = 125 (m).

=> Tọa độ của vật tại thời điểm 25 s là: 125 m

=> Độ dịch chuyển d = 150 – 125 = 25 m.

Câu 5 :

Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian, vận tốc của vật là bao nhiêu?

  • A

    4 m/s

  • B

    5 m/s

  • C

    6 m/s

  • D

    7 m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận tốc của chuyển động thẳng đều chính là hệ số góc của đồ thị

Lời giải chi tiết :

Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t

Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10

=> a = 5

Câu 6 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động trong 10 s đầu là?

  • A

    5 m/s

  • B

    10 m/s

  • C

    8 m/s

  • D

    15 m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính vận tốc:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ Δd: độ dịch chuyển (m)

+ Δt: thời gian dịch chuyển (s)

Lời giải chi tiết :

Vận tốc của vật trong 10 s đầu là:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{100}}{{10}} = 10(m/s)\)

Câu 7 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

Độ dịch chuyển (m)

100

200

300

400

Thời gian (s)

10

25

40

60

 

Vận tốc của vật trong chuyển động từ giây thứ thứ 25 đến giây 40 là bao nhiêu?

  • A

    5,59 m/s

  • B

    6,76 m/s

  • C

    6,67 m/s

  • D

    7,67 m/s

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức tính vận tốc:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\)

Trong đó:

+ Δd: độ dịch chuyển (m)

+ Δt: thời gian dịch chuyển (s)

Lời giải chi tiết :

Vận tốc của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 40 là:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{300 - 200}}{{40 - 25}} \approx 6,67(m/s)\)

close