Trắc nghiệm Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Cho bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, số 1 chỉ bộ phận nào của thí nghiệm?

  • A

    Máng đứng, có gắn dây dọi

  • B

    Cổng quang điện

  • C

    Giá đỡ có đế ba chân, có vít chỉnh cân bằng và trụ thép

  • D

    Công tắc kép

Câu 2 :

Cho kết quả đo của thí nghiệm g=9,882±0,002(m/s2). Sai số tỉ đối của phép đo là bao nhiêu?

  • A

    0,010%

  • B

    0,020%

  • C

    0,030%

  • D

    0,040%

Câu 3 :

Cho bảng số liệu sau:

Đại lượng

Lần đo

Giá trị trung bình

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Gia tốc (m/s2 )

9,85

9,88

9,86

9,86

Cho thời gian: t=1,32±0,03(s). Tốc độ của vật khi chạm đất là bao nhiêu?

  • A

    13,01±0,01

  • B

    13,02±0,13

  • C

    13,02±0,31

  • D

    13,01±0,33

Câu 4 :

Có bao nhiêu bước để đo gia tốc rơi tự do khi tiến hành thí nghiệm?

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    8

Câu 5 :

Cần đặt đồng hồ đo thời gian ở chế độ nào là thích hợp nhất?

  • A

    MODE A

  • B

    MODE B

  • C

    MODE A + B

  • D

    MODE A B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, số 1 chỉ bộ phận nào của thí nghiệm?

  • A

    Máng đứng, có gắn dây dọi

  • B

    Cổng quang điện

  • C

    Giá đỡ có đế ba chân, có vít chỉnh cân bằng và trụ thép

  • D

    Công tắc kép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Số 1 chỉ bộ phận: máng đứng, có gắn dây dọi.

Câu 2 :

Cho kết quả đo của thí nghiệm g=9,882±0,002(m/s2). Sai số tỉ đối của phép đo là bao nhiêu?

  • A

    0,010%

  • B

    0,020%

  • C

    0,030%

  • D

    0,040%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

g=¯g±Δgδg=Δg¯g.100%

Lời giải chi tiết :

δg=Δg¯g.100%=0,0029,882.100%0,020%

Câu 3 :

Cho bảng số liệu sau:

Đại lượng

Lần đo

Giá trị trung bình

Lần 1

Lần 2

Lần 3

 

Gia tốc (m/s2 )

9,85

9,88

9,86

9,86

Cho thời gian: t=1,32±0,03(s). Tốc độ của vật khi chạm đất là bao nhiêu?

  • A

    13,01±0,01

  • B

    13,02±0,13

  • C

    13,02±0,31

  • D

    13,01±0,33

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Biểu thức tính tốc độ của vật trong rơi tự do: v = g.t

- Vận dụng lí thuyết tính sai số trong bài 3 sgk vật lí 10.

Lời giải chi tiết :

¯v=¯g.t=9,86.1,32=13,02(m/s)

Sai số:

¯Δg=Δg1+Δg2+Δg33=0,01+0,02+03=0,01(m/s2)δg=¯Δg¯g.100%=0,019,86.100%=0,1%δt=¯Δtt.100%=0,031,32.100%=2,3%δv=δg+δt=0,1%+2,3%=2,4%Δv=δv.¯v=2,4%.13,02=0,31v=13,02±0,31(m/s)

Câu 4 :

Có bao nhiêu bước để đo gia tốc rơi tự do khi tiến hành thí nghiệm?

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    7

  • D

    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Các bước tiến hành thí nghiệm:

+ B1: Cắm nam châm điện vào ổ A và cổng quang điện vào ổ B ở mặt sai của đồng hồ đo thời gian hiện số

+ B2: Đặt MODE đồng hồ đo thời gian hiện số ở chế độ thích hợp

+ B3: Đặt trụ thép tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện và bị giữ lại ở đó

+ B4: Nhấn nút RESET của đồng hồ MC964 để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000

+ B5: Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm điện: Trụ thép rơi xuống và chuyển động đi qua cổng quang điện.

+ B6: Ghi lại các giá rị thời gian hiển thị trên đồng hồ

+ B7: Dịch chuyển cổng quang điện ra xa dần nam châm điện, thực hiện lại các thao tác 3, 4, 5, 6 bốn lần nữa. Ghi lại các giá trị thời gian t tương ứng với quãng đường s.

=> Có 7 bước tiến hành thí nghiệm

Câu 5 :

Cần đặt đồng hồ đo thời gian ở chế độ nào là thích hợp nhất?

  • A

    MODE A

  • B

    MODE B

  • C

    MODE A + B

  • D

    MODE A B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Cần đặt đồng hồ đo thời gian ở chế độ MODE A B để đo thời gian vật đi qua hai cổng quang điện.

close