Trắc nghiệm Phân tích văn bản Vịnh khoa thi Hương Văn 8 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Hai câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?

  • A
    Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm
  • B
    Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần
  • C
    Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm
  • D
    Tất cả đều sai
Câu 2 :

“Trường Nam” và “Trường Hà” trong hai câu đề là nói đến những trường nào sau đây:

  • A
    Quảng Nam – Hà Tây
  • B
    Nam Định – Hà Nội
  • C
    Nam Kì – Hà Nội
  • D
    Quảng Nam – Hà Nội
Câu 3 :

Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất?

  • A
    Sĩ tử và quan trường
  • B
    Quan sứ và bà đầm
  • C
    Quan sứ và quan trường
  • D
    Quan trường bà đầm
Câu 4 :

Hai câu luận bài thơ Vịnh khoa thi Hương sử dụng nghệ thuật gì?

  • A
    Đảo ngữ
  • B
    Điệp ngữ
  • C
    Đối
  • D
    Cường điệu
Câu 5 :

Vì sao kì thi Hương lại phải tổ chức thi ở trường Nam?

  • A
    Vì trường Nam tổ chức thi tốt hơn
  • B
    Vì trường Hà không tổ chức thi
  • C
    Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở Hà Nội bị bãi bỏ, các sĩ tử phải thi ở trường Nam
  • D
    Cả nước chỉ có trường thi duy nhất là trường Nam
Câu 6 :

Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một bài thơ kết hợp hai yếu tố: trữ tình và trào phúng. Anh (chị) hãy cho biết giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộ rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A
    Hai câu đề
  • B
    Hai câu thực
  • C
    Hai câu luận
  • D
    Hai câu kết
Câu 7 :

Gía trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là gì?

  • A
    Tư tưởng yêu nước
  • B
    Tư tưởng nhân đạo
  • C
    Tư tưởng thân dân
  • D
    Tất cả đều đúng
Câu 8 :

Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào?

  • A
    Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với với trường Hà
  • B
    Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa
  • C
    Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra
  • D
    Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
Câu 9 :

Hai câu thơ sau không sử dụng nghệ thuật nào?

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

  • A
    Từ láy tượng thanh
  • B
    Từ láy tượng hình
  • C
    Nghệ thuật đối
  • D
    Ẩn dụ
Câu 10 :

Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi được thể hiện như thế nào qua hai câu kết bài thơ?

  • A
    Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước
  • B
    Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của ông nói riêng
  • C
    Lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước
  • D
    Tất cả đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hai câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?

  • A
    Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm
  • B
    Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần
  • C
    Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm
  • D
    Tất cả đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Hai câu đề nói về sự kiện: theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương. Sự kiện tưởng như không có gì đặc biệt, chỉ có tính chất như một thông báo, một thông tin thông thường

Câu 2 :

“Trường Nam” và “Trường Hà” trong hai câu đề là nói đến những trường nào sau đây:

  • A
    Quảng Nam – Hà Tây
  • B
    Nam Định – Hà Nội
  • C
    Nam Kì – Hà Nội
  • D
    Quảng Nam – Hà Nội

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phần chú thích

Lời giải chi tiết :

- Trường Nam: trường thi ở Nam Định

- Trường Hà: trường thi ở Hà Nội

=> Đây là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa

Câu 3 :

Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất?

  • A
    Sĩ tử và quan trường
  • B
    Quan sứ và bà đầm
  • C
    Quan sứ và quan trường
  • D
    Quan trường bà đầm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “quan sứ” và “bà đầm” thể hiện sự phô trương về hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi

Câu 4 :

Hai câu luận bài thơ Vịnh khoa thi Hương sử dụng nghệ thuật gì?

  • A
    Đảo ngữ
  • B
    Điệp ngữ
  • C
    Đối
  • D
    Cường điệu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung hai câu luận

Lời giải chi tiết :

Hai câu luận sử dụng nghệ thuật đối: lọng – váy, trời – đất, quan sứ – mụ đậm => thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân. Báo hiệu về một sự sa sút chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến

Câu 5 :

Vì sao kì thi Hương lại phải tổ chức thi ở trường Nam?

  • A
    Vì trường Nam tổ chức thi tốt hơn
  • B
    Vì trường Hà không tổ chức thi
  • C
    Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở Hà Nội bị bãi bỏ, các sĩ tử phải thi ở trường Nam
  • D
    Cả nước chỉ có trường thi duy nhất là trường Nam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân trường Nam thi “lẫn” với trường Hà: Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hà Nội bị bãi bỏ. Từ năm Bính Tuất (1886), các sĩ tử trường Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định

Câu 6 :

Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương là một bài thơ kết hợp hai yếu tố: trữ tình và trào phúng. Anh (chị) hãy cho biết giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộ rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

  • A
    Hai câu đề
  • B
    Hai câu thực
  • C
    Hai câu luận
  • D
    Hai câu kết

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Hai câu luận bộc lộ rõ nét nhất giá trị châm biếm của bài thơ qua hình ảnh “quan sứ” và “bà đầm”, nghệ thuật đối

Câu 7 :

Gía trị tư tưởng ở hai câu kết bài thơ Vịnh khoa thi Hương là gì?

  • A
    Tư tưởng yêu nước
  • B
    Tư tưởng nhân đạo
  • C
    Tư tưởng thân dân
  • D
    Tất cả đều đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ cuối thể hiện tư tưởng yêu nước, thương dân của Tú Xương, đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan. Những câu thơ ấy người đọc thấy được sự tự vấn bản thân và những người cùng cảnh ngộ. Những nhân tài của đất nước, những bậc hào kiệt khi đất nước đang cần họ thì họ ở đâu? Và liệu rằng ai cũng nhìn ra được cảnh đau thương này của nước nhà hay vẫn tin một cách mù quáng vào chế độ cũ để rồi làm bè lũ tay sai bán nước.

Câu 8 :

Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào?

  • A
    Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với với trường Hà
  • B
    Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa
  • C
    Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra
  • D
    Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Từ “lẫn” trong hai câu đề thể hiện sự ô hợp, hỗn tạp, thiếu nghiêm túc của kì thi này trong buổi giao thời. Đây chính là điều bất thường của kì thi

Câu 9 :

Hai câu thơ sau không sử dụng nghệ thuật nào?

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

  • A
    Từ láy tượng thanh
  • B
    Từ láy tượng hình
  • C
    Nghệ thuật đối
  • D
    Ẩn dụ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại giá trị nội dung, nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Sử dụng từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình: “lôi thôi” và “ậm ọe”

- Nghệ thuật đối: “lôi thôi sĩ tử” và “ậm ọe quan trường”

- Đảo ngữ: “lôi thôi”, “ậm ọe” được đảo lên đầu câu

=> Tác dụng: nhấn mạnh sự láo nháo, ô hợp, xáo trộn nơi trường thi, mặc dù đây là một kì thi “ba năm một lần”

Câu 10 :

Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi được thể hiện như thế nào qua hai câu kết bài thơ?

  • A
    Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước
  • B
    Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của ông nói riêng
  • C
    Lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung, cảm xúc chủ đạo của bài thơ

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi:

- Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước

- Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử của riêng ông

- Hai câu thơ như lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình

close