Trắc nghiệm Tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự Văn 11 Chân trời sáng tạoĐề bài
Câu 1 :
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự được trích trong?
Câu 2 :
Các chi tiết nào dưới đây miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu?
Câu 3 :
Khi bước vào ngôi nhà, Tuấn và Quỳnh có tâm trạng như thế nào?
Câu 4 :
Qua lời của nhân vật Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên như thế nào?
Câu 5 :
Vì sao Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?
Câu 6 :
Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai?
Câu 7 :
Tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản là gì?
Câu 8 :
Nội dung chính của văn bản là gì?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự được trích trong?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet…. Nhớ lại xuất xứ của đoạn trích Lời giải chi tiết :
Tác phẩm được trích trong Tuấn – chàng trai nước Việt của tác giả Nguyễn Vỹ
Câu 2 :
Các chi tiết nào dưới đây miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết :
Những chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu: - “chiếc cổng sơ sài bằng hai trụ gỗ, trên đóng ngang một tấm bảng để một dòng chữ đen: Nhà đọc sách Phan Bội Châu” - “Chiếc cổng dựng ngay giữa một hàng rào cây, và luôn luôn mở rộng” - “...sân hẹp…thềm nhà tô xi măng” - “Nhà có ba gian rộng rãi, để trống”
Câu 3 :
Khi bước vào ngôi nhà, Tuấn và Quỳnh có tâm trạng như thế nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết :
Những chi tiết thể hiện tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà: - “không do dự….đi rón rén, giữ lễ phép” - “Tuấn hồi hộp tưởng sắp sửa được trông thấy cụ Phan”
Câu 4 :
Qua lời của nhân vật Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên như thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Khai thác nội dung đoạn để tìm ra những chi tiết, hình ảnh miêu tả cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn Lời giải chi tiết :
Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn: - “chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu” - “bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong….- tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài” - “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây” → Qua lời kể của Tuấn, cụ Phan Bội Châu hiện lên là một người hiền tài với phong thái ung dung, từ tốn. Hơn nữa, ở cụ còn toát lên vẻ đẹp lạ kỳ, đó là vẻ đẹp của một vị tiên lão.
Câu 5 :
Vì sao Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Khai thác nội dung đoạn văn bản , tìm và chỉ ra lý do cho sự “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế của Tuấn. Lời giải chi tiết :
Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế vì: Cụ Phan Bội Châu - người mà Tuấn luôn noi gương, nể phục, kính trọng và dành tình cảm đặc biệt yêu quý cho nên khi được đến thăm cụ
Câu 6 :
Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể nào và điểm nhìn của ai?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Thông qua cách xưng hô của người kể chuyện với người đọc và những chi tiết thể hiện điểm nhìn, từ đó xác định được ngôi kể và điểm nhìn Lời giải chi tiết :
Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể thứ ba và điểm nhìn của nhân vật Tuấn.
Câu 7 :
Tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Từ những phân tích, chi tiết, hình ảnh phi hư cấu - hư cấu trong văn bản; nêu tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản Lời giải chi tiết :
- Việc kết hợp giữa hai yếu tố này giúp tăng tính thuyết phục của văn bản. - Việc kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu cũng giúp cho tác giả có nhiều tùy chọn hơn trong việc sáng tác. - Việc kết hợp giữa hai yếu tố này giúp cho việc truyền đạt thông điệp của tác giả được hiệu quả hơn.
Câu 8 :
Nội dung chính của văn bản là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản, rút ra nội dung chính Lời giải chi tiết :
Tác phẩm thể hiện niềm kính trọng của tác giả nói riêng và của toàn dân tộc nói riêng đối với Phan Bội Châu – một nhà yêu nước lỗi lạc
|