Trắc nghiệm Chí khí anh hùng - Phân tích Văn 11 Chân trời sáng tạoĐề bài
Câu 1 :
Tác giả của Chí khí anh hùng là:
Câu 2 :
Tác giả viết Chí khí anh hùng nhằm mục đích gì?
Câu 3 :
Quan niệm về chí anh hùng trong bài thơ là gì?
Câu 4 :
Quan niệm về chí làm trai thể hiện như thế nào qua tác phẩm?
Câu 5 :
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Câu 6 :
Tác dụng của các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là:
Câu 7 :
Hình ảnh “mây tuôn sóng vỗ” và “buồm lái trận cuồng phong” là hình ảnh tượng trưng cho:
Câu 8 :
Ý nghĩa nội dung của bài thơ là:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Tác giả của Chí khí anh hùng là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Nhớ lại tác giả của tác phẩm Lời giải chi tiết :
Tác giả của Chí khí anh hùng là Nguyễn Công Trứ
Câu 2 :
Tác giả viết Chí khí anh hùng nhằm mục đích gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản và rút ra mục đích của tác giả Lời giải chi tiết :
Ông viết bài thơ Chí khí anh hùng khi còn trẻ nhằm mục đích để thể hiện khát khao của bản thân với cuộc sống, với con đường công danh, mong muốn đem tài trí ra giúp nước, giúp đời.
Câu 3 :
Quan niệm về chí anh hùng trong bài thơ là gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào bài thơ, giải thích quan niệm về chí anh hùng theo chủ thể trữ tình. Lời giải chi tiết :
Quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là: nam nhi sinh ra trên đời này đầu đội trời chân đạp đất, mang nợ tang bồng (nghĩa đen: giỏi việc cung bắn, nghĩa bóng: nuôi chí tung hoành trời đất bốn phương giúp vua việc nước, việc đời).
Câu 4 :
Quan niệm về chí làm trai thể hiện như thế nào qua tác phẩm?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ tác phẩm và phân tích quan niệm về chí làm trai Lời giải chi tiết :
- Là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương. - Kẻ sĩ là phải lập thân bằng con đường khoa cử. Triều đình phong kiến chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Sĩ tử phải thi thố tài năng với thiên hạ, mong ghi tên vào bảng vàng bia đá. - Làm quan là để thực hiện lí tưởng trung quân ái quốc. Gặp thời loạn thì giúp vua dẹp giặc đem lại thái bình cho quê hương. Trong thời bình thì đem tài kinh bang tế thế, trị nước cứu đời, làm cho đất nước cường thịnh. Là đấng trượng phu, là kẻ nam nhi không thể sống tầm thường, không thể ru rú nơi xó nhà, mang thân phận phường giá áo túi cơm. - Kẻ sĩ chân chính phải bằng tài đức, qua rèn luyện “thập niên đăng hỏa” ở cửa Khổng sân Trình, dùi mài kinh sử và bằng con đường thi cử, đỗ đạt,…
Câu 5 :
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung bài thơ, xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Lời giải chi tiết :
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là những quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ. Quan niệm này chính là nhân cách của nhà thơ. Nguyễn Công Trứ thực tế có công rất lớn trong việc di dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang; đó là cách mà nhà thơ đã hiện thực hóa quan niệm của mình.
Câu 6 :
Tác dụng của các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ tác phẩm và rút ra tác dụng của các yếu tố vần, nhịp, âm điệu Lời giải chi tiết :
Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng lớn trong việc thể hiện cảm hứng. Việc sử dụng đúng nơi, đúng chỗ những yếu tố đó giúp bài thơ toát lên âm hưởng mạnh mẽ, hùng tráng, mang sức trẻ khỏe như đấng nam nhi thực thụ. Tác phẩm vì thế trở nên lôi cuốn, khích lệ kẻ sĩ hăng hái lập công, khẳng định chí làm trai.
Câu 7 :
Hình ảnh “mây tuôn sóng vỗ” và “buồm lái trận cuồng phong” là hình ảnh tượng trưng cho:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kĩ khổ ba, chú ý và nêu ý nghĩa của hai hình ảnh Lời giải chi tiết :
“Mây tuôn sống vỗ”, “buồm lái trận cuồng phong” là hai hình ảnh tượng trưng nói lên cảnh ngộ đất nước gặp buổi khó khăn
Câu 8 :
Ý nghĩa nội dung của bài thơ là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ bài thơ và rút ra ý nghĩa nội dung Lời giải chi tiết :
Bài thơ thể hiện quan niệm của Nguyễn Công Trứ về người anh hùng. Đồng thời thể hiện nhân cách của Nguyễn Công Trứ và khích lệ, động viên tinh thần kẻ làm trai
|