Trắc nghiệm Chiều xuân - Phân tích Văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của tác phẩm Chiều xuân là?

  • A
    Nguyễn Bính
  • B
    Anh Thơ
  • C
    Quang Dũng
  • D
    Xuân Quỳnh
Câu 2 :

Tác phẩm được rút ra từ tập:

  • A
    Hoa dứa trắng
  • B
    Đảo Ngọc
  • C
    Bức tranh quê
  • D
    Quê chồng
Câu 3 :

Tác giả miêu tả chiều xuân trong thời tiết:

  • A
    Nắng ấm
  • B
    Mưa bụi
  • C
    Gió hiu hiu thổi
  • D
    Mưa rào
Câu 4 :

Bức tranh làng quê mộc mạc, thanh bình hiện lên với những hình ảnh nào?

  • A
    Rặng tre, mái đình, dòng sông, con đò,…
  • B
    Mái đình, dòng sông, quán tranh, đồng lúa,…
  • C
    Con đò, dòng sông, quán tranh, trâu bò, đồng lúa,…
  • D
    Bến vắng, rặng tre, quán tranh, trâu bò,…
Câu 5 :

Những màu sắc nào được nhắc đến trong bài thơ?

  • A
    Màu hồng, màu xanh, màu đỏ
  • B
    Màu tím, màu đen, màu xanh, màu đỏ
  • C
    Màu vàng, màu tím, màu xanh, màu đỏ
  • D
    Màu xám, màu tím, màu xanh, màu đỏ
Câu 6 :

Sự độc đáo của bức tranh là ở:

  • A
    Sự linh hoạt thay đổi điểm nhìn của tác giả
  • B
    Tác giả thâu tóm rất thành công linh hồn của làng quê Bắc Bộ
  • C
    Tác giả đã kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 7 :

Không khí thơ mộng, êm đềm của làng quê được thể hiện qua:

  • A
    Hình ảnh dân dã, hài hòa
  • B
    Từ ngữ gợi hình, gợi cảm
  • C
    Bút pháp lấy động tả tĩnh
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 8 :

Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi của làng quê được thể hiện qua:

  • A
    Hệ thống từ láy gợi cảm
  • B
    Thiên nhiên
  • C
    Con người
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm là:

  • A
    Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
  • B
    Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
  • C
    Tình yêu lứa đôi trong sáng, tha thiết, chung thủy
  • D
    A và B đúng
Câu 10 :

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là:

  • A
    Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm
  • B
    Sử dụng nhiều từ láy
  • C
    Thủ pháp lấy động tả tĩnh
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của tác phẩm Chiều xuân là?

  • A
    Nguyễn Bính
  • B
    Anh Thơ
  • C
    Quang Dũng
  • D
    Xuân Quỳnh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của tác phẩm Chiều xuân

Lời giải chi tiết :

Tác giả của Chiều xuân là Anh Thơ

Câu 2 :

Tác phẩm được rút ra từ tập:

  • A
    Hoa dứa trắng
  • B
    Đảo Ngọc
  • C
    Bức tranh quê
  • D
    Quê chồng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm được rút từ tập "Bức tranh quê", tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

Câu 3 :

Tác giả miêu tả chiều xuân trong thời tiết:

  • A
    Nắng ấm
  • B
    Mưa bụi
  • C
    Gió hiu hiu thổi
  • D
    Mưa rào

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc câu đầu bài thơ

Lời giải chi tiết :

Tác giả miêu tả chiều xuân trong thời tiết “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng”

Câu 4 :

Bức tranh làng quê mộc mạc, thanh bình hiện lên với những hình ảnh nào?

  • A
    Rặng tre, mái đình, dòng sông, con đò,…
  • B
    Mái đình, dòng sông, quán tranh, đồng lúa,…
  • C
    Con đò, dòng sông, quán tranh, trâu bò, đồng lúa,…
  • D
    Bến vắng, rặng tre, quán tranh, trâu bò,…

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bức tranh làng quê mộc mạc, êm dịu, thanh bình với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, thơ mộng: mưa bụi, con đò, dòng sông, quán tranh, hoa xoan, con đê, đàn sáo, trâu bò, đồng lúa…

Câu 5 :

Những màu sắc nào được nhắc đến trong bài thơ?

  • A
    Màu hồng, màu xanh, màu đỏ
  • B
    Màu tím, màu đen, màu xanh, màu đỏ
  • C
    Màu vàng, màu tím, màu xanh, màu đỏ
  • D
    Màu xám, màu tím, màu xanh, màu đỏ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết :

Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.

Câu 6 :

Sự độc đáo của bức tranh là ở:

  • A
    Sự linh hoạt thay đổi điểm nhìn của tác giả
  • B
    Tác giả thâu tóm rất thành công linh hồn của làng quê Bắc Bộ
  • C
    Tác giả đã kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và phân tích sự độc đáo

Lời giải chi tiết :

Sự độc đáo của bức tranh nằm ở việc tác giả thâu tóm rất thành công linh hồn của làng quê Bắc Bộ ngày xuân với những nét đẹp đặc trưng không thể nhầm lẫn.

Câu 7 :

Không khí thơ mộng, êm đềm của làng quê được thể hiện qua:

  • A
    Hình ảnh dân dã, hài hòa
  • B
    Từ ngữ gợi hình, gợi cảm
  • C
    Bút pháp lấy động tả tĩnh
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bài thơ và phân tích

Lời giải chi tiết :

- Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua:

+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.

+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…

+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò vụt bay ra.

Câu 8 :

Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi của làng quê được thể hiện qua:

  • A
    Hệ thống từ láy gợi cảm
  • B
    Thiên nhiên
  • C
    Con người
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm

Lời giải chi tiết :

- Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:

+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng.

+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai.

Câu 9 :

Giá trị nội dung của tác phẩm là:

  • A
    Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
  • B
    Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
  • C
    Tình yêu lứa đôi trong sáng, tha thiết, chung thủy
  • D
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

- Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

- Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

Câu 10 :

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là:

  • A
    Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm
  • B
    Sử dụng nhiều từ láy
  • C
    Thủ pháp lấy động tả tĩnh
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ tác phẩm và rút ra đặc sắc nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

- Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.

- Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

close