Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét)Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Tóm tắt 1: Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ, cùng đi với lão là giám mã Xan-chô Pan-xa. Một lần, hai thầy trò đi trên một cánh đồng. Đôn Ki-hô-tê nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió lại tưởng là ba bốn chục tên khổng lồ. Lão thúc ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý đến giám mã Xan-chô Pan-xa đang hét bảo lão đừng xông vào đánh nhau với cối xay gió. Gió thổi mạnh làm cánh quạt quay kéo theo ngựa và người lão văng ra xa. Xan-chô Pan-xa thúc lừa đến đỡ Đôn Ki-hô-tê. Tuy vậy, dù đau đến cỡ nào nhưng lão cũng không rên rỉ, không ăn uống gì và đêm đến thì thức trắng vì nghĩ đến tình nương. Còn Xan-chô Pan-xa hơi đau một tí là rên rỉ, ăn ngon lành vừa đi vừa chè chén, đêm đến, bác lăn ra ngủ một mạch đến sáng. Bố cục 2 phần - Phần 1 (từ “Nói rồi” đến “người ngã văng ra xa”): Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. - Phần 2 (còn lại): Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió. Giọng đọc Diễn cảm, thay đổi linh hoạt theo từng tính cách nhân vật Nội dung chính Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ - Tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió thuộc chương VIII, trích trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Câu chuyện kể về Đôn-ki-hô-tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện kiếm hiệp nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô-xi-nan-tê còn bản thân lão là hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Man-cha. - Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời Phục Hưng. Tác phẩm gồm 126 chương. 2. Đề tài Phiêu lưu 3. Phương thức biểu đạt Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 4. Thể loại Tiểu thuyết 5. Ngôi kể Ngôi thứ ba
|