Soạn bài Tự đánh giá học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiếtĐoạn trích trên giới thiệu về vấn đề gì? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 126, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đoạn trích trên giới thiệu về vấn đề gì? A. Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng B. Về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Nguyễn Huy Tưởng C. Về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng D. Về một số nhân vật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: B Câu 2 Câu 2 (trang 126, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Có thể xem đoạn trích trên thuộc kiểu bài viết nào? A. Giới thiệu về một nhà văn B. Phân tích tác phẩm văn học C. Giới thiệu về một cuốn sách D. Kể lại một truyện lịch sử Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: C Câu 3 Câu 3 (trang 127, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đoạn văn nào tóm tắt nội dung chính của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng? A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) và (4) D. (2) và (3) Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: A Câu 4 Câu 4 (trang 127, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đoạn văn nào đánh giá tài năng viết truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng? A. (2) và (3) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (1) và (3) Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: C Câu 5 Câu 5 (trang 127, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Ghép tiếng “hào” trong các từ ở cột A với nghĩa phù hợp ở cột B: Phương pháp giải: Xem lại kiến thức về từ Hán Việt Lời giải chi tiết: a - 4; b - 3; c - 1; d - 2 Câu 6 Câu 6 (trang 127, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Trong văn bản có nêu: “Yêu cầu quan trọng nhất khi viết về đề tài này là người viết phải cung cấp thông tin liên quan đến sự vật, sự việc một cách chính xác, có độ tin cậy cao…”. Em hiểu “đề tài này” là đề tài nào? Vì sao đề tài ấy phải đáp ứng được yêu cầu đã nêu? Phương pháp giải: Trả lời theo ý hiểu Lời giải chi tiết: Đề tài truyện lịch sử. Vì truyện lịch sử khi được viết ra bắt buộc phải dựa vào sự thật, không được sai lệch. Câu 7 Câu 7 (trang 127, SGK Ngữ văn 8, tập 2) “Ông khéo léo dựa trên nền tảng vững chắc lịch sử hào hùng của nước nhà, chắp thêm cánh cho nó để biến thành một tiểu thuyết lịch sử vừa hấp dẫn vừa cung cấp cho người đọc hiểu về những sự kiện đã xảy ra”. Em hiểu cụm từ “chắp thêm cánh” ở đây là chỉ việc gì? Phương pháp giải: Trả lời theo ý hiểu Lời giải chi tiết: Chỉ việc nhà văn đã thổi hồn vào nhân vật và câu chuyện, tạo ra các hình tượng nghệ thuật giúp người đọc dễ dàng hình dung, tưởng tượng. Viết (trang 127, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn: Đề 1: Phân tích một tác phẩm truyện mà em thấy sâu sắc nhất trong sách Ngữ văn 8 Đề 2: Phân tích bài thơ sau: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963) Phương pháp giải: Chọn 1 đề và thực hiện viết bài Lời giải chi tiết: Bài làm tham khảo: Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bài thơ mang hai nét nghĩa. Trước hết là nét nghĩa tả thực - miêu tả hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã miêu tả hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn). Cùng với đó là cách thức làm bánh luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín. Bên trong nhân bánh thường được làm bằng đường phên. Viên bánh rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nắn có khéo léo. Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức. Nhưng không chỉ mang nét nghĩa như vậy, Hồ Xuân Hương còn muốn nói đến vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa qua hình ảnh “bánh trôi nước”. Mở đầu bằng cụm từ “thân em” - đây là một mô-típ đã rất quen thuộc trong ca dao: “Thân em như trái bần trôi Hay như: “Thân em như ớt chín cây Ở bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác. Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. : Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc… nhằm làm nổi bật nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn gửi gắm. Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.
|