Soạn bài Tự đánh giá học kì 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết

Nội dung chính của văn bản Con rắn vuông là gi?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 135, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nội dung chính của văn bản Con rắn vuông là gi?

A. Giới thiệu hình dáng, kích thước của con rắn vuông

B. Kể chuyện anh chàng nói khoác về con rắn vuông

C. Kể lại câu chuyện về một con rắn hình vuông

D. Ghi lại suy nghĩ của người viết về con rắn vuông

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

B

Câu 2

Câu 2 (trang 135, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện cười

C. Truyện cổ tích

D. Truyện thần thoại

Phương pháp giải:

Đọc và xác định thể loại

Lời giải chi tiết:

B

Câu 3

Câu 3 (trang 135, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phương án nào sau đây nêu đặc điểm thể loại của văn bản trên?

A. Nội dung thường viết về các câu chuyện hoang đường.....

B. Cốt truyện thường mượn các con vật để nói chuyện con người

C. Bối cảnh truyện thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả...

D. Truyện thường do dân gian kể và lưu truyền lại cho đời sau

Phương pháp giải:

Đọc và xác định đặc điểm thể loại của văn bản

Lời giải chi tiết:

C

Câu 4

Câu 4 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Câu nào sau đây là lời nhân vật người vợ trong văn bản trên?

A. Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen.

B. Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ...

C. Chồng rút lui một lần nữa....

D. Vẫn không dài đến nước ấy đâu!

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

D

Câu 5

Câu 5 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Mục đích chính của truyện trên là gì?

A. Giải trí

B. Châm biếm

C. Đả kích

D. Lên án

Phương pháp giải:

Đọc văn bản

Lời giải chi tiết:

B

Câu 6

Câu 6 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Câu: “Lần này tôi nói thật nhé." có nghĩa hàm ẩn là gì?

A. Các lần trước đều nói thật

B. Các lần trước đều không nói thật

C. Các lần trước đều không nói dối

D. Các lần trước không phải tôi nói

Phương pháp giải:

Đọc và phân tích nghĩa hàm ẩn của câu

Lời giải chi tiết:

B

Câu 7

Câu 7 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong văn bản có câu: “Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ...

a) Theo em, mục đích chính của người vợ là gì?

b) Từ ngữ nào trong câu trên cho người đọc thấy mục đích chính ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

a. Theo em, mục đích chính của người vợ là muốn chọc lại anh chồng để anh ta về sau không nói khoác nữa.

b. Từ "không tin" và "cũng định trêu" câu trên cho người đọc thấy mục đích chính ấy.

Câu 8

Câu 8 (trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong phần kết thúc truyện, vì sao người vợ “bỏ lăn ra cười”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong phần kết thúc truyện, người vợ “bỏ lăn ra cười” vì anh chồng ngu ngốc khi miêu tả con rắn đã tự khai mình nói khoác với vợ và chị vợ đã thành công trêu được ông chồng.

Viết

(trang 136, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.

Đề 2. Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc

Phương pháp giải:

Chọn 1 trong 2 đề để viết văn.

Lời giải chi tiết:

Chọn đề 1:

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.

Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh

Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983

Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện những ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism. Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mảng kiến tạo trượt lên nhau.

Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sulfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close