Soạn bài Nước Đại Việt ta SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiếtĐọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu văn bản này. Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Chuẩn bị (trang 114, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta; tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu văn bản này. Phương pháp giải: Đọc trước văn bản Nước Đại Việt ta. Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi bài Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) ra đời và ghi chép lại những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Tiểu sử tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai. + Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây). + Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần. + Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn. + Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học. - Bối cảnh lịch sử: Đầu năm 1428, sau khi tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
Xem thêm
Cách 2
- Những thông tin về tác giả Nguyễn Trãi: + Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội) - Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo. + Về con người: ông mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi. Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ. Đến năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Vào cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước. + Cho đến năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". Vào năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông. + Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc - mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống. + Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm: + Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. + Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn. - Bối cảnh lịch sử: Đầu năm 1428, sau khi tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 1 Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tìm hiểu nghĩa của hai dòng đầu. Phương pháp giải: Đọc hai dòng đầu và giải nghĩa Lời giải chi tiết: Cách 1 - Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo. + Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân. + Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước. + "yên dân" là thương dân, lo cho dân + "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh). => Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo Nghĩa của hai dòng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”: lo cho dân vì dân, là yêu nước, chống quân xâm lược đó là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, giữ yên cuộc sống, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 2 Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Vì sao Đại Việt là một nước độc lập? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 * Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: - Cương vực lãnh thổ: "nước Đại Việt ta" - "núi sông bờ cõi đã chia". - Nền văn hiến: "vốn xưng nền văn hiến đã lâu". - Phong tục: "phong tục Bắc Nam cũng khác". - Lịch sử riêng, chế độ riêng: "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương" - Hào kiệt: "đời nào cũng có".
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ riêng, nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lịch sử riêng, chế độ riêng, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có… Đại Việt là một nước độc lập vì có nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử riêng và có chế độ, chủ quyền riêng. Như vậy, đủ để khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, tự chủ tự cường, có thể vượt qua mọi thách thức để đi đến độc lập.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 3 Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Phần (2) nhằm chứng minh cho điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần 2 Lời giải chi tiết: Cách 1 Phần 2 nhằm chứng minh cho việc giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước ta sẽ thất bại và phải trả giá đắt bằng cả tính mạng của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Việc giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước ta sẽ thất bại và phải trả giá đắt. Phần (2) nhằm chứng cho nhưng thất bại thảm hại của giặc ngoại xâm khi xâm lược nước ta.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 1 Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả nêu lên tư tưởng gì? Diễn đạt nội dung của tư tưởng đó bằng 2 – 3 câu văn. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và giải nghĩa 2 dòng đầu Lời giải chi tiết: Cách 1 - Trong hai dòng đầu tác giả đã nêu lên tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi có nghĩa là: yên dân, trừ bạo. + Nhân nghĩa là khoan dung, an dân, vì dân. + Nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng lý tưởng đất nước. + "yên dân" là thương dân, lo cho dân + "trừ bạo" lo diệt trừ giặc ngoại xâm, làm đất nước độc lập (diệt giặc Minh). => Tư tưởng "nhân nghĩa" theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tư tưởng nhân nghĩa: yên dân, trừ bạo. - Diễn đạt: Tư tưởng “nhân nghĩa” theo Nguyễn Trãi có nghĩa là phải yên dân, yêu thương bảo vệ nhân dân. Tư tưởng này mang tính triết lý, bao trùm toàn bộ cuộc đời và các sáng tác của ông. Trong hai dòng đầu của văn bản Nước Đại Việt ta, tác giả chỉ ra rõ tư tưởng cốt lõi của việc trị nước đó là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân”- làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc và “trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 2 Câu 2 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đại cáo bình Ngô được coi là một bản Tuyên ngôn Độc lập. Những nội dung nào trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 * Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: - Cương vực lãnh thổ: "nước Đại Việt ta" - "núi sông bờ cõi đã chia". - Nền văn hiến: "vốn xưng nền văn hiến đã lâu". - Phong tục: "phong tục Bắc Nam cũng khác". - Lịch sử riêng, chế độ riêng: "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương" - Hào kiệt: "đời nào cũng có".
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ riêng, nền văn hiến lâu đời, phong tục riêng, lịch sử riêng, chế độ riêng, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có… - Những nội dung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta thể hiện điều đó: + Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. + Núi sông bờ cõi đã chia. + Phong tục Bắc Nam cũng khác. + Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 3 Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Cách 1 Luận điểm 1: Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân” và “trừ bạo”: - “Yên dân”: Làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc - “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân Luận điểm 2: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền: Theo Nguyễn Trãi, những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc là dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, độc lập, chủ quyền. - Có nền văn hiến lâu đời. - Có lãnh thổ riêng. - Có phong tục tập quán riêng. - Có chủ quyền riêng trải qua nhiều thời đại. - Có truyền thống lịch sử hào hùng. Luận điểm 3: Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc : Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu: Lưu Cung,...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Luận đề: khẳng định nền độc lập của đất nước Đại Việt. - Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng: + Luận điểm 1: Tư tưởng của tác giả (yên dân và trừ bạo). + Luận điểm 2: Phân định rõ ràng về sự tồn tại của đất nước (có nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử riêng và có chế độ, chủ quyền riêng).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 4 Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích. Phương pháp giải: Tìm phép đối, phép so sánh, cách sử dụng câu văn biền ngẫu và phân tích tác dụng Lời giải chi tiết: Cách 1 Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh với Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa. Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén càng làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho bài thơ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên) => Nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa. + Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước/ vốn xưng nền văn hiến đã lâu. + Phép đối, câu biền ngẫu: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. => Tác dụng: tăng tính thuyết phục cho lí lẽ, dẫn chứng, giúp thêm phần khí thế cho Đại Việt khi đặt ngang tầm với các triều đại ở Trung Quốc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 5 Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm những gì về Nguyễn Trãi và thế hệ cha ông ta thời bấy giờ? Phương pháp giải: Trả lời theo ý hiểu Lời giải chi tiết: Cách 1 Có thể thấy, tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi đã được đánh giá cao. Cách sử dụng lí lẽ vô cùng đanh thép, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tài năng và đức độ của Nguyễn Trãi đã được đánh giá cao. - Cách viết vô cùng đanh thép, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Đoạn trích Nước Đại Việt ta giúp em hiểu thêm tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước cùng cái nhìn nhận về tình hình, cục diện đất nước của Nguyễn Trãi và thế hệ ông cha ta thời bấy giờ. Với những chứng cứ hùng hồn giàu sức thuyết phục, lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc, như một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và nêu rõ rằng nước ta hoàn toàn tự chủ, độc lập, tự cường.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
CH cuối bài 6 Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Dựa vào nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để trả lời câu hỏi: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào? Phương pháp giải: Viết đoạn văn theo yêu cầu Lời giải chi tiết: Cách 1 Với đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự chủ không thể xâm phạm của đất nước Đại Việt. Tác giả đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền của một dân tộc lần lượt là: quốc hiệu, nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài hào kiệt,... Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời. Nếu bên Trung Quốc có các nước Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt ta có Triệu, Đinh, Lí, Trần. Mỗi bên cai quản một phương trời. Đại Việt là một quốc gia độc lập không phải chư một nước chư hầu. Tuy mỗi bên có thời kì phát triển và suy yếu khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có. Người ta nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", mà nguyên khí không mất thì nước còn phát triển. Vì Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nên hành vi xâm phạm lãnh thổ của giặc ngoại xâm là sai trái. Nhân dân Đại Việt anh hùng, sẵn sàng đấu tranh và đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc và sự thật là chúng ta đã chiến thắng rất nhiều trận đánh lớn.
Xem thêm
Cách 2
Nước Đại Việt ta là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, có chủ quyền lãnh thổ, có phong tục tập quán, chế độ nhà nước riêng, lịch sử riêng, hoàn toàn bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Chính vì thế mà kẻ thù có ý định xâm lược nước ta tất yếu sẽ phải thất bại. Một dân tộc độc lập không chi là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Đồng thời, cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có. Và nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.
Xem thêm
Cách 2
|