Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Hãy kể vắn tắt hiểu biết của bạn về một tấm gương đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy kể vắn tắt hiểu biết của bạn về một tấm gương đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Anh hùng Phan Đình Giót.

Anh sinh ra tại tỉnh Hà Tĩnh và là người có thành tích góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1945.

Anh được mọi người biết đến khi lấy thân mình (đang bị thương và mất máu) để lấp lỗ châu mai, giúp quân ta tiến lên đánh thắng kẻ thù ở cứ điểm Him Lam và giành thắng lợi trong chiến thắng Điện Biên Phủ. 

Xem thêm cách soạn khác

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo bạn, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay?  

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết và nhận thức của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Nó khẳng định chúng ta không hề quên đi công lao của những người đã hi sinh vì độc lập của Tổ quốc.

Để từ đó nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn và càng quý trọng nền độc lập của dân tộc hơn. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý cách ngắt nhịp câu văn biền ngẫu.  

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Cách ngắt nhịp của các câu văn không chỉ độc đáo, có nhịp điệu mà nó còn thể hiện rõ nội dung truyền tải của người viết.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 99, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hoàn cảnh xuất thân nghèo khó của nghĩa binh.   

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

  Họ đều xuất thân là những người nông dân thật thà, chất phác, chỉ biết chăn trâu, làm ruộng. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 100, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Thái độ của nghĩa binh đối với bọn cướp nước. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đối với bọn cướp nước, họ căm thù chúng tận xương tủy, và họ đứng lên chống lại chúng. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 100, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa binh. Chú ý các hình ảnh đối lập. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

  Những người nghĩa sĩ ấy mang theo một tinh thần chiến đấu tuyệt vời. Dù cho quân trang, quân bị của họ có thô sơ, nhưng tinh thần chiến đấu của họ vẫn mạnh mẽ, mãnh liệt nhằm thẳng đến kẻ thù.

Tác giả đã tinh tế sử dụng những hình ảnh đối lập để làm nổi bật nên tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và hoàn cảnh thiếu thốn.

Từ đó, tác giả khẳng định, dù cuộc sống có thiếu thốn, quân trang quân bị có thô sơ cỡ nào, tinh thần chiến đấu chống lại kẻ thù của họ vẫn vững vàng và mạnh mẽ

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Giọng văn trầm hùng, âm hưởng bi tráng. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Giọng văn tế như mang theo tiếng khóc thương của tác giả trước sự ra đi anh dũng của các chiến sĩ Cần Giuộc, đó là những người nông dân trẻ, mang trong mình dòng máu anh hùng và niềm tự hào, tự tôn dân tộc cao độ

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảm xúc xót thương.  

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã chuyển từ cảm xúc bi tráng sang cảm xúc buồn thương, đau xót trước sự ra đi của nghĩa sĩ Cần Giuộc. Giọng văn trầm lắng, ngậm ngùi thể hiện rõ niềm cảm thông, thương xót của tác giả trước sự ra đi của họ. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 103, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ngợi ca tinh thần và sự hy sinh anh dũng của nghĩa binh. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Những câu thơ cuối như một lời khẳng định sự bất tử về công lao của những nghĩa sĩ Cần Giuộc, khẳng định họ đã chiến đấu, hy sinh nhưng công lao của họ vẫn còn mãi và luôn hiện hữu trong lòng mỗi người dân.

Họ sẽ luôn luôn sống trong lòng của người dân Nam Bộ bởi công lao bất diệt của mình 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Bố cục của văn bản có thể chia thành:

- Lung khởi (từ đầu đến vang như mõ): Khái quát về cuộc đời của những nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Thích thực (tiếp… súng nổ): Hồi tưởng về những chiến công của những người nghĩa sĩ

- Ai vãn (tiếp… dờ trước ngõ): Lời tiếc thương của tác giả trước sự hy sinh của những người nghĩa sĩ

- Kết (còn lại): Tình cảm xót thương của những người đứng tế trước sự ra đi của họ. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Câu văn mở đầu “Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ." có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn đầu để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết:

  Câu văn như một lời khẳng định đanh thép của tác giả, nó không chỉ tái hiện hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ mà nó còn thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm của nhân dân.
Câu đầu “Súng giặc đất rền” đã diễn tả sự khốc liệt trong thời buổi loạn lạc, kẻ thù xâm phạm bờ cõi nước ta và gây nên những tội ác tày trời đối với dân tộc ta. Trước tình cảnh đấy “Lòng dân trời tỏ” đã thể hiện rõ ý chí của dân ta, luôn một lòng một dạ phụng sự cho Tổ quốc

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào? 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ phần Lung khởi để thấy được tội ác của kẻ thù với nhân dân ta. 

Lời giải chi tiết:

Người dân không chỉ căm ghét triều đình mà còn căm phẫn cả những bè lũ tay sai nhà Nguyễn, tinh thần ấy được thể hiện rõ nét qua câu “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”…

Bởi vậy họ vùng dậy đấu tranh với mong muốn bảo vệ được giang sơn bờ cõi của dân tộc. Tinh thần ấy dường như ta cũng đã bắt gặp trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liệt kê các động từ mà tác giả đã sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của các nghĩa sĩ Cần Giuộ trong đoạn 2 của văn bản. Nêu nhận xét về cách sử dụng các động từ này.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Các động từ được tác giả sử dụng: bày bố, cầm, đốt, dạy, chém rớt, đạp rào, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược…

→ Tất cả nhằm thể hiện một tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn của người dân 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc được tác giả hiểu như thế nào? 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn cuối để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Những câu thơ như câm lặng trôi trong niềm kí ức của tác giả. Nhà thơ gửi một nỗi tiếc thương vô hạn cho những người đã khuất. Cái chết của họ làm cho cả trời đất, cây cỏ tang thương, nhỏ lệ, cái chết nhuốm màu sầu ải lên vạn vật. Cả một bầu trời âm u, tối tăm trước sự hi sinh mất mát của những người nghĩa sĩ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ câu 16 đến câu 25, tác giả đã nhìn nhận ra sao về hành động xả thân vì nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc. 

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản và dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Kết thúc bài tế chính là lời ca ngợi những linh hồn đã khuất của Nguyễn Đình Chiểu.  “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc” cho dù sống hay chết thì tinh thần vì tổ quốc mà chiến đấu vẫn còn đó, linh hồn của họ vẫn luôn dõi theo đất nước.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ý nghĩa của sự hi sinh và tình cảm của nhân dân dành cho người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện trong phần cuối bài thơ (từ “Ôi thôi thôi! Đến hết) gợi cho bạn những suy nghĩ gì về lẽ sống?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên đời sống và số phận người mẹ già ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.

- Cái chết của nghĩa binh đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đó đã làm cho bốn phía mây đen, phải tiếp tục vùng lên để cứu nước, cứu nòi.

- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục nuền trung quân ái quốc. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Khái quát những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Phân tích phương diện nghệ thuật

Lời giải chi tiết:

Mang đậm chất trữ tình

Thủ pháp tương phản và cấu trúc

Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

Xem thêm cách soạn khác

Kết nối đọc - viết

Câu hỏi (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về "lựa chọn và hành động" của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện lên như một bức tượng đài bất tử tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, bản thân họ thực sự có 2 lựa chọn: thứ nhất là tiếp tục cuộc sống làm nông, mặc cho kẻ thù đàn áp nô dịch mà vẫn sống sót; hai là đứng lên chống lại kẻ thù, đánh đuổi chúng và có thể sẽ phải hy sinh tính mạng. Họ đã chọn phương án hai, lựa chọn đứng lên chống Pháp bằng những gì mình đang có. Lòng yêu nước của họ đã thôi thúc họ phải hành động bởi người dân đều đang bị lầm than, cơ cực, họ không chịu được cảnh đất nước mình bị giày xéo, và họ đã hành động. Và chính hành động ấy đã thể hiện tinh thần quả cảm, anh dũng của họ với đất nước. Thế hệ sau và mai sau đều sẽ biết ơn, trân trọng sự hi sinh của họ và họ cũng sẽ nhìn vào đó mà thêm yêu quý hòa bình và độc lập của đất nước, để từ đó ý thức được trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ nó của mình. 

Xem thêm cách soạn khác

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close