Soạn bài Thực hành đọc Mộng đắc thái liên SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắnĐề tài, cảm hứng sáng tác. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 30, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đề tài, cảm hứng sáng tác. Phương pháp giải: Xác định chủ đề của tác phẩm. Lời giải chi tiết: - Đề tài: tả cảnh hái sen - Cảm hứng sáng tác: bài thơ lấy nguồn cảm hứng từ giấc mơ kỳ lạ của tác giả. Câu 2 Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng. Phương pháp giải: Chú ý vào thể thơ và thi liệu được sử dụng. Lời giải chi tiết: - Thể thơ ngũ ngôn: là một thể thơ Đường, gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, mỗi câu sẽ tương ứng đề, thực, luận, kết. Về vần, thể thơ này thường gieo vần ở chữ cuối câu 1, 3 hoặc 2, 4. - Thi liệu được sử dụng: từ cổ (quần, xung dung…), điển tích (Hồ Tây), điển cố (cô hàng xóm chỉ người con gái đẹp; ngó sen chỉ nỗi niềm tương tư khó đứt như tơ sen…) Câu 3 Câu 3 (trang 30, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chất trữ tình và các yếu tố nghệ thuật độc đáo. Phương pháp giải: Đọc kỹ bài thơ để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Chất trữ tình trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh đi hái sen và cách hái sen sao cho đúng. Việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn kết hợp với lời thơ giản dị nhưng ấn tượng đã giúp ông tái hiện một cách chân thực, đầy đủ hình ảnh hoa sen trên Tây Hồ, và nó cũng phần nào giúp người đọc hiểu hơn về triết lý nhân sinh ẩn sâu trong đấy. Câu 4 Câu 4 (trang 30, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ. Phương pháp giải: Chú ý vào cảm xúc của nhà thơ. Lời giải chi tiết: Qua lăng kính thi nhân đầy lãng mạn, cùng những tâm sự trĩu nặng của mình cùng với hình ảnh hoa sen thuần khiết, tác giả không chỉ muốn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà qua đó, ông muốn gửi gắm đến con người về những triết lý nhân sinh sâu sắc
|