Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắnXác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều) Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều) Video hướng dẫn giải Câu 1 Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều): a. Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dàu dàu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng reo quanh ghế ngồi. b. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? c. Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho cho hại cho tàn cho cảnh Đã đày vào kiếp phong trần, Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi! Phương pháp giải: Dựa vào phần lý thuyết để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc “buồn trông…” → Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc chán chường, mong ngóng, chờ đợi của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích. Nàng luôn mong ngóng ngày được thoát ra khỏi đây nhưng không biết bao giờ mới ra được bởi vậy cứ buồn rầu rồi nhìn cảnh vật. Ngoài ra, điệp ngữ còn có tác dụng tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh tới cảm xúc của người đọc. b. Biện pháp tu từ: lặp từ “khi”, “mình”, “sao” → Tác giả muốn nhấn mạnh sự chán chường, bẽ bàng trước hoàn cảnh chính mình của nhân vật trữ tình. Cuộc đời của nàng vốn đã bất hạnh, giờ đây nhìn lại nàng thấy mình thật thảm hại, như ngọc nát đá tan. c. Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc “đã cho… đã đày…” → Qua biện pháp lặp, tác giả muốn nhấn mạnh sự bạc mệnh của những người tài hoa trong xã hội cũ. Tạo hóa đã ban cho họ tài năng hơn người và cũng khiến họ khổ hơn người, tài năng và cuộc đời của họ dường như đánh đố nhau khiến người đọc nghe không khỏi xót xa cho số phận bất hạnh của họ. Câu 2 Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đề bài: Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều). a. Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai. Người quốc sắc kẻ thiên tài, Tình trong như đã mặt ngoài còn e Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn. Bóng tà như giục cơn buồn, Khách đà lên ngựa người còn ghé theo. Dưới dòng nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha. b. Một mình nương ngọn đèn khuya, Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu: “Phận dầu dầu vậy cũng dầu, Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời! Công trình kể biết mấy mươi, Vì ta khăng khít cho người dở dang. c. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. Phương pháp giải: Đọc kỹ phần lý thuyết về biện pháp tu từ đối để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: a. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”, “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”. → Giúp tác giả dễ dàng tái hiện được cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Kim Kiều trong Truyện Kiều. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật tình cảm của hai người dành cho nhau, dù cả hai đều mến mộ nhau nhưng đều tỏ ra e ngại, thẹn thùng. b. Biện pháp tu từ: đối vế câu “Một mình nương ngọn đèn khuya/ Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu”, “Phận dầu dầu vậy cũng dầu/ Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!”… → Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong đêm. Dường như nàng đang bầu bạn với ngọn đèn khuya, cô đơn, buồn bã, mong chờ vào một điều gì đó, rồi lại thấy thương cho chính bản thân mình. c. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm đường” → Nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình chỉ có trăng làm bạn, làm tri kỷ. Đồng thời, biện pháp đối như vậy giúp lời thơ trở nên cân xứng, câu văn thêm hài hòa và thu hút người đọc hơn.
|