Soạn bài Chùm ca dao về quê hương, đất nước SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiếtSoạn bài Chùm ca dao về quê hương, đất nước chi tiết SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Trước khi đọc, Đọc văn bản, Sau khi đọc Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì? Phương pháp giải: Các em tự trả lời về quê hương của riêng mỗi người. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Gia đình em sinh sống ở Hà Nội nhưng quê gốc của cha mẹ em là một vùng biển Thanh Hóa thân yêu. - Đối với em, quê hương là một điều thiêng liêng và đẹp đẽ. Đó là nơi có nguồn cội, có tổ tiên, ông bà và là mảnh đất chào đón khi em vừa cất tiếng khóc đầu đời. Quê hương em có những cánh đồng bao la bát ngát, có triền đê dài tít tắp nuôi nấng những kí ức tuổi thơ của chúng em. Quê em dù không phát triển kinh tế nhưng lại bao la tình người. Tháng nào bố mẹ cũng sắp xếp đưa em về quê để thăm ông bà nội, ông bà ngoại và họ hàng. Bố luôn bảo với em, nếu ai không nhớ quê hương, thì người đó mãi mãi không lớn để trở thành người được.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Với em, Hà Nội là quê hương yêu dấu vì nơi đây có những con người thân thiện ấm áp. Với em, quê hương yêu dấu là nơi em sinh ra và lớn lên. Những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương: phong cách trữ tình, con người thân thiện, hiểu khách
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó. Phương pháp giải: Nhớ lại các bài thơ em đã biết hoặc được nghe. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Em thích nhất bài Quê hương của Đỗ Trung Quân. - Đoạn thơ tiêu biểu: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quê hương – Đỗ Trung Quân Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Bài thơ thích nhất về quê hương: Quê hương (Đỗ Trung Quân)
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát? Phương pháp giải: Em quan sát và đếm số chữ trong mỗi dòng Lời giải chi tiết: Cách 1 - Trong bài thơ 1 và 2, mỗi bài ca dao có 4 dòng. - Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy những đặc điểm của thơ lục bát: + Thơ lục bát là một thể loại nằm trong thể loại thơ của dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. + Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Mỗi bài ca dao có 4 dòng, làm thành hai cặp câu lục bát – đặc điểm về số tiếng, cách sắp xếp. - Mỗi bài ca dao có 4 dòng. - Cách phân bổ số tiếng ở mỗi dòng: dòng 1 và dòng 3 có 6 tiếng, dòng 2 và dòng 4 có 8 tiếng. - Cách phân bổ số tiếng này cho thấy các câu thơ lục bát bao gồm các cặp câu tạo thành một bài.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2. Phương pháp giải: Đọc lại phần Tri thức ngữ văn và làm câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài ca dao 1: + Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương". + Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc. + Nhịp thơ: 2/2/2 - Bài ca dao 2: + Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông". + Nhịp thơ: 4/4. + Thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", "Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Bài 1: Gió đưa / cành trúc (T) / la đà (B) Tiếng chuông Trấn Võ (T) / canh gà (B) Thọ Xương (B), Mịt mù / khói tỏa (T)/ ngàn sương (B) Nhịp chày Yên Thái (T),/ mặt gương (B) Tây Hồ (B). - Bài 2: Đường lên / xứ Lạng (T) / bao xa (B)? Cách một trái núi (T) / với ba (B) quãng đồng (B). Ai ơi,/ đứng lại (T) mà trông (B): Kìa núi thành Lạng (T),/ kìa sông (B) Tam Cờ (B). - Bài ca dao 1:
- Bài ca dao 2:
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1) So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,... Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về thể thơ lục bát ở câu trước để trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3: - Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8. - Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba". - Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tính chất biến thể ở bài 3: - Hai dòng đầu có số tiếng là 8. - Vần gieo không đúng: Sình ≠ chênh ≠ tình - Tiếng thứ 6 dòng 8 thứ hai thanh trắc: ngã - Số tiếng mỗi dòng: Câu 1, 2 và 4 là 8 tiếng, câu 3 là 6 tiếng. - Cách gieo vần: Không tuân theo quy tắc
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ” - Tác dụng: + Làm tăng hiệu quả diễn đạt, lời thơ gợi hình, gợi cảm hơn. + Vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp của Hồ Tây tĩnh lặng, bao la, nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ, làm bừng sáng cả bài ca dao. Hồ Tây trở thành một mặt gương khủng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cụm từ mặt gương Tây Hồ sử dụng biện pháp ẩn dụ, chỉ mặt nước tróng lành có thể soi được gương của Tây Hồ, làm nên vẻ đẹp nên thơ nơi đây - Biện pháp tu từ: ẩn dụ - Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp của mặt nước Tây Hồ trong xanh, tĩnh lặng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi. Phương pháp giải: Dựa vào câu ca và kiến thức của bản thân để tìm kiếm, trả lời câu hỏi này. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Câu ca dao cất lên với tiếng nhắn nhủ đầy tha thiết "Ai ơi". Hai tiếng ấy như tiếng gọi, như nói với một ai đó, nó không cụ thể là đối tượng nào mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ một cách chung chung. Đó là tất cả những con người Việt Nam ta. Qua tiếng gọi tha thiết ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở về sự ghi nhớ cội nguồn, là tình yêu bao la đối với quê hương đất nước. - Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi: + Ai ơi đứng lại mà trông Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa Kìa giấy Yên Thái như kia Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.
+ Ai ơi đứng lại mà trông Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa Kìa giấy Yên Thái như kia Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tình cảm của tác giả dân gian là sự yêu mến thiết tha, tự hào về quê hương. - Một số bài ca dao, tục ngữ: + Ai đừng tệ bạc ai ơi/ Không thương sao lại thả lời bướm ong. + Ơn cha nặng lắm ai ơi,/ Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang. + Ai ơi giữ chí cho bền/ Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. - Tình cảm mà tác giả dân gian muốn gửi gắm: lời nhắc nhở phải ghi nhớ quê hương, cội nguồn dân tộc. - Một số bài ca dao, tục ngữ: Ai ơi đứng lại mà trông, Kìa vạc nấu đó, kìa sông đãi bìa. * Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang * Ai ơi bưng bát cơm đầy
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây. Phương pháp giải: Dựa trên những lời thơ có trong bài để trả lời. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3: con đò, lờ đờ bóng trăng, tiếng hò vang vọng. - Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh (Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều chan hòa trong dòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung cảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và điều đó đã nhẹ nhàng mà sâu lắng đi vào trong tâm thức của con người.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Thiên nhiên xứ Huế: - Liệt kê các địa danh nổi tiếng: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình. - Lờ đờ bóng ngả trăng chênh - Tiếng hò xa vọng → Cảnh sông nước mênh mang, rộng lớn với những điệu ho văng vẳng nặng tình, tha thiết lòng người. - Bài ca dao 3 đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình, bóng trăng, tiếng hò. - Cảnh sông nước xứ Huế: thơ mộng, êm đềm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 7 Câu 7 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước. Phương pháp giải: Tổng kết lại những nội dung của các bài ca dao trên. Lời giải chi tiết: Cách 1 Qua những bài ca dao trên, em cảm thấy tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời,... Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Qua chùm ca dao trên, em thấy được tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước. Tình yêu quê hương đất nước. Lòng tự hào trước vẻ đẹp của quê hương.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Viết kết nối với đọc Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. Phương pháp giải: Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một danh lam thắng cảnh mà em ấn tượng. Lời giải chi tiết: Cách 1 Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam đó chính là Hồ Hoàn Kiếm - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn. Tất cả danh lam thắng cảnh này đều nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử và dấu vết thời gian, di tích Hồ Hoàn Kiếm vẫn còn vẹn nguyên những giá trị văn hóa, lịch sử thuở ban đầu của nó. Hồ Hoàn Kiếm cổ kính, ở giữa có Tháp Rùa là nơi còn lưu lại truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi. Cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ là nơi ánh sáng bình minh mỗi ngày chiếu lên lấp lánh, bắc ngang qua mặt hồ xanh xanh. Đền Ngọc Sơn nép mình trong tán cây cổ thụ linh thiêng. Đây là nơi rất đông người dân đến thắp hương cầu sức khỏe, cầu bình an. Danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung. HocTot.Nam.Name.Vn
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Em thích nhất hình ảnh ngôi chùa Một Cột nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông sen. Đó là một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, toả hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến. Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam là quê hương của em. Đó là một thành phố rất rộng lớn và sôi động. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn luôn tấp nập người mua bán. Ở Hà Nội có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long… thu hút nhiều khách du lịch. Con người Hà Nội rất thanh lịch, hiếu khách. Mỗi mùa, Hà Nội lại mang một nét đẹp riêng. Hà Nội không chỉ hiện đại mà còn cổ kính. Mỗi nét đẹp đều khiến con người say mê. Em yêu tất cả mọi thứ thuộc về thành phố này.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|