Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiếtSoạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 43 chi tiết SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập Video hướng dẫn giải Câu 1 Nghĩa của từ Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Mắt trẻ con sáng lắm Nhưng chưa thấy gì đâu Mặt trời mới nhô cao Cho trẻ con nhìn rõ a. Giải thích nghĩa của từ nhô b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô. Phương pháp giải: - Tìm hiểu, giải thích nghĩa. - Thử thay thế từ ngữ và lí giải có nên thay thế hay không. Lời giải chi tiết: a. Nghĩa của từ nhô: là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trước so với những cái xung quanh. b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô. Tuy nhiên, tác giả dùng từ nhô thể hiện sự tinh tế, sáng tạo. Thể hiện sự vươn cao, vượt trội, hơn hẳn mọi thứ, mọi vật xung quanh, để người nhìn (trẻ em) thấy được sự vật (ánh sáng, vạn vật) một cách rõ ràng nhất. Câu 2 Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, tìm các từ có thể đảo vị trí nhưng nghĩa vẫn giữ nguyên. Lời giải chi tiết: - Các từ trong văn bản có thể đảo trật tự từ để có từ khác đồng nghĩa: thơ ngây, bóng rợp, khao khát. - Các từ ngoài văn bản có thể đảo trật tự từ: thoi đưa, sụt sùi, mong ước. Câu 3 Biện pháp tu từ Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ. Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức biện pháp so sánh. Lời giải chi tiết: - Những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ: Cây cao bằng gang tay Lá cỏ bằng sợi tóc Cái hoa bằng cái cúc Tiếng hót trong bằng nước Tiếng hót cao bằng mây Những làn gió thơ ngây Truyền âm thanh đi khắp - Tác dụng: + Các biện pháp so sánh trên giúp bài thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, tăng sức diễn đạt cho lời thơ. + Làm cho các sự vật trên Trái Đất hiện lên gần gũi, thân yêu, ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống. Câu 4 Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy. Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: - Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. - Tác giả ví làn gió thơ ngây như chính mỗi đứa trẻ. Đó là sự trong lành, mát mẻ của trời đất cũng giống như sự ngây thơ và đáng yêu của trẻ em. Câu 5 Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vắng. Phương pháp giải: Nhớ lại biện pháp điệp ngữ. Lời giải chi tiết: - Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ: Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô Từ đầu nguồn cơn mưa Từ bãi sông cát vắng... - Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ. Tình yêu ấy có âm thanh, mùi vị, chất chứa từ những hình ảnh thân thuộc nhất trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày của mỗi đứa trẻ. HocTot.Nam.Name.Vn
|