Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTrước hết, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời, sách lược mà là một chiến lược. Theo Người, “đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Câu hỏi: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Trả lời: Trước hết, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí, vai trò của đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời, sách lược mà là một chiến lược. Theo Người, “đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết tạo nên một sức mạnh thật sự, là “điểm mẹ”, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là chiến lược vừa là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng. Bởi vì cách mạng là cuộc chiến đấu khổng lồ, muốn giành thắng lợi thì phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ dại của toàn dân. Mặt khác trong thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười, phải chống kẻ thù mới là chủ nghĩa thực dân, đế quốc, nếu không có lý luận khoa học và cách mạng về đoàn kết thì khó thành công. Đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc trong mọi giai đoạn lịch sử Đại đoàn kết dân tộc cũng là đại đoàn kết toàn dân. Theo một nghĩa nào đó thì khái niệm “dân tộc" rộng hơn khái niệm “nhân dân". Nhưng trong nhiều trường hợp nhất là khi bàn về đoàn kết, khái niệm “dân” cũng rộng như dân tộc, có biên độ rộng lớn, gồm mọi con dân nước Việt, không phân biệt đa số hay thiểu số giàu nghèo, già trẻ, gái trai, cùng sống trên đất nước Việt Nam. Dân tộc thường được hiểu theo nghĩa cộng đồng, còn dân vừa được hiểu theo nghĩa cộng đồng tức toàn thể đồng bào, cũng có thể được hiểu là mỗi cá nhân. Vì vậy dân không phải là một khối đồng nhất mà là một cộng đồng bao gồm nhiều giai cấp, dân tộc, tầng lớp, cá nhân có lợi ích chung và riêng, có thái độ và vai trò khác nhau đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Đại đoàn kết toàn dân thể hiện nhiều tầng nấc, cấp độ. các quan hệ rộng hẹp khác nhau theo tinh thần đoàn kết rộng rãi, lâu dài vì độc lập thống nhất của Tổ quốc và xây dựng nước nhà. Vì vậy theo Hồ Chí Minh, ai có tài có đức có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ. Trong khối đông đảo toàn dân tộc đó, đa số nhân dân gồm công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác là nền gốc của đại đoàn kết trong đó nòng cốt là liên minh công nông. Đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng, không bỏ sót một ai, trừ bọn Việt gian bán nước, quay lưng lại với lợi ích của dân tộc. Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. từ hoàn cảnh một nước Việt Nam thuộc địa muốn thực hiện được đoàn kết rộng rãi phải có lòng khoan dung độ lượng, xóa bỏ mọi thành kiến theo tinh thần “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta”. Đã là con người thì có tốt có xấu, có thiện có ác trong lòng. Đặt lợi ích của cách mạng trên hết, trân trọng phần thiện trong mỗi người dù nhỏ nhất. Cũng như “Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ”1. Trong hoàn cảnh nước thuộc địa, tránh quan điểm giai cấp đơn thuần, nói vô sản một cách cứng nhắc theo kiểu “nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”[1]. Muốn đoàn kết phải khơi lòng yêu nước, trở về cội nguồn “đồng bào”, căm thù đế quốc, khát vọng độc lập dân tộc của mọi người. Đó là những điểm tương đồng, mẫu số chung của con người Việt Nam Trên cơ sở nhận thức có ý nghĩa nhân văn và cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết”. Người tuyên bố: “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì dù người đó trước đây chống chúng ta bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân làm nên thắng lợi của cách mạng là gốc của nước, nhưng không phải là một khối đồng nhất, nên muốn có đoàn kết vững chắc, lâu dài thì phải có lòng thương yêu, kính trọng nhân dân. Phải hiểu dân, học dân, tin dân, dựa vào dân.
Mọi việc phải bàn bạc và giải thích cho nhân dân hiểu rõ. Lòng thương yêu nhân dân là điểm xuất phát mọi sáng tạo của Hồ Chí Minh, tạo nên sự đoàn kết chân thành, bền vững, lâu dài. Để có sức mạnh thật sự đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải được tổ chức trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông, thực hiện đoàn kết rộng rãi, lâu dài, vững chắc, thật sự vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
|