Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

Khi nói về đại đoàn kết chủ yếu là bàn tới đại đoàn kết dân tộc với một hàm ý đoàn kết lớn. đoàn kết rộng, đoàn kết sâu sắc, bền vững. Trong phạm vi quốc tế, thông thường chỉ nói tới đoàn kết ít hoặc không nói đại đoàn kết. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây chủ yếu ở phạm vi dân tộc.

Câu hỏi. Giá trị lý luận và thưc tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết?

Trả lời:

Khi nói về đại đoàn kết chủ yếu là bàn tới đại đoàn kết dân tộc với một hàm ý đoàn kết lớn. đoàn kết rộng, đoàn kết sâu sắc, bền vững. Trong phạm vi quốc tế, thông thường chỉ nói tới đoàn kết ít hoặc không nói đại đoàn kết. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây chủ yếu ở phạm vi dân tộc.

Về giá trị lý luận: Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một chiến lược cách mạng. Từ khi Đảng ta ra đời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, là động lực chủ yếu làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết góp phần bổ sung quan trọng vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đó có lý luận về đoàn kết.

Như chúng ta đã biết, trong điều kiện của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh tức là khi chưa xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. c.Mác và Ph.Ăngghen chủ yếu bàn đến đoàn kết công nông trong mỗi nước và “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” để lật đổ chủ nghĩa tư bản. Từ khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc (từ thập kỷ 60. 70 thế kỷ XIX trở đi), tức là đã xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa, ách áp bức giai cấp và dân tộc đã diễn ra trên phạm vi thế giới, tư tưởng liên minh công nông và “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” của c.Mác được V.I. Lênin và Quốc tế Cộng sản mở rộng ra trên quy mô toàn thế giới với khẩu hiệu nổi tiếng: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”. Khẩu hiệu này trở thành lý luận đoàn kết quan trọng, định hướng cho phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà Lênin và Quốc tế Cộng sản cũng chưa nhận thức đầy đủ vấn đề dân tộc thuộc địa và vì vậy.Tư tưởng đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất chưa thật sự được quan tâm.

Hồ Chí Minh không những “đứng ở đỉnh cao hai cực" dân tộc và giai cấp mà còn lấp đầy khoảng giữa Sinh ra và hoạt động cách mạng trong điều kiện một nước thuộc địa, ở đó ách áp bức dân tộc bao trùm và chi phối mọi ách áp bức khác. Hồ Chí Minh nhận thức đầy đủ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin tức là Hồ Chí Minh luôn luôn nhận thức và giải quyết mọi vấn đề trên lập trường của giai cấp công nhân. Nhưng, nhờ hiểu rõ vấn đề thuộc địa nên Hồ Chí Minh đã bổ sung vào chủ nghĩa Mác - Lênin những vấn đề thuộc địa mà ở thời mình Mác chưa có điều kiện nắm bắt. Vì vậy đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!”, chứa đựng trong đó nội dung đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Người không chỉ thấy sự cần thiết giai cấp vô sản tất cả các nước đoàn kết lại: giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại mà đặc biệt Người đã xây dựng hệ thống lý luận về Mặt trận dân tộc thống nhất chứa đựng nhiều quan điểm về đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất bảo đảm tính bền vững, rộng rãi, lâu dài, là ngọn cờ tập hợp mọi giai tầng xã hội vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được Đảng ta vận dụng và phát triển sáng tạo trong bối cảnh mới của thời đại và dân tộc. Nói cách khác, tư tưởng đoàn kết của Đảng từ khi đất nước bước vào đổi mới luôn luôn dựa trên nền tảng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại đoàn kết dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Đại đoàn kết hiện nay là sự nghiệp của cả dân tộc của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Về giá trị thực tiễn: Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trở thành ngọn cờ quy tụ tất cả mọi con dân nước Việt từ miền ngược tới miền xuôi, từ nông thôn tới thành thị, từ rừng núi tới hải đảo vào Mặt trận dân tộc thống nhất, tạo nên sức mạnh vô địch đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1940, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh tiếp tục truyền sức mạnh vào sự nghiệp đổi mới. quy tụ giai cấp công nhân giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ. cựu chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào định cư ở nước ngoài. Đặc biệt, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đã đóng được vai trò tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, tạo động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

close