Lý thuyết Tích phân Toán 12 Chân trời sáng tạo

1. Diện tích hình thang cong

GÓP Ý HAY - NHẬN NGAY QUÀ CHẤT

Gửi góp ý cho HocTot.Nam.Name.Vn và nhận về những phần quà hấp dẫn

1. Diện tích hình thang cong

Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a;b], thì diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b là S = F(b) – F(a), trong đó F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên [a;b].

2. Khái niệm tích phân 

Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a;b]. Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a;b] thì hiệu số F(b) – F(a) được gọi là tích phân từ a đến b của hàm số f(x), kí hiệu là baf(x)dx.

Chú ý:

a) Trong trường hợp a = b hoặc a > b, ta quy ước

aaf(x)dx=0baf(x)dx=abf(x)dx

b) Người ta chứng minh được, tích phân chỉ phụ thuộc vào hàm số f và các cận a, b mà không phụ thuộc vào biến số x hay t, nghĩa là baf(x)dx=baf(t)dt

c) Ý nghĩa hình học của tích phân: Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a;b], thì tích phân baf(x)dx là diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b

3. Tính chất của tích phân

+ bakf(x)dx=kbaf(x)dx (k là hằng số)

+ ba[f(x)+g(x)]dx=baf(x)dx+bag(x)dx

+ ba[f(x)g(x)]dx=baf(x)dxbag(x)dx

+ baf(x)dx=caf(x)dx+bcf(x)dx (a < c < b)

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>>  2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+ TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM, 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, luyện thi theo 3 giai đoạn: Nền tảng lớp 12, Luyện thi chuyên sâu, Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

close