Lý thuyết phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối 1. Các kiến thức cần nhớ Nhắc lại: |a|={akhia≥0−akhia<0. Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối Bước 1: Áp dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối để loại bỏ dấu giá trị tuyệt đối Bước 2: Giải các phương trình không có dấu giá trị tuyệt đối Bước 3: Chọn nghiệm thích hợp trong từng trường hợp đang xét Bước 4: Kết luận nghiệm. 2. Một số dạng toán chứa dấu giá trị tuyệt đối ![]() a. Để giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối (GTTĐ) dạng |A(x)|=B(x), ta khử dấu GTTĐ bằng cách xét 2 trường hợp : - Trường hợp 1: {A(x)≥0A(x)=B(x) - Trường hợp 1: {A(x)<0−A(x)=B(x) ![]() b. Với phương trình dạng |A(x)|=m với m>0, ta có: |A(x)|=m⇔A(x)=m hoặc A(x)=−m. ![]() c. Với phương trình dạng |A(x)|=|B(x)| ta có: |A(x)|=|B(x)|⇔A(x)=B(x) hoặc A(x)=−B(x) ![]() d. Với phương trình chứa nhiều dấu giá trị tuyệt đối ta thực hiện theo các bước sau Bước 1: Lập bảng xét dấu Bước 2: Dựa vào bảng xét dấu để chia các trường hợp phá dấu giá trị tuyệt đối. Bước 3: Giải phương trình thu được, so sánh với điều kiện và kết luận nghiệm. Ví dụ: |2x−4|=x + TH1: |2x−4|=2x−4 khi 2x−4≥0⇔2x≥4⇔x≥2 Khi đó ta có phương trình: 2x−4=x⇔x=4(TM) + TH2: |2x−4|=−(2x−4) khi 2x−4<0⇔2x<4⇔x<2 Khi đó ta có phương trình −(2x−4)=x⇔−2x+4−x=0⇔3x=4⇔x=43(TM). Vậy tập nghiệm của phương trình S={43;4}.
|