Lý thuyết Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ- Hóa học 11 - Cánh diềuPhương pháp kết tinh-Phương pháp chiết-Phương pháp chưng cất-Phương pháp sắc kí Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Bài 9: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ I.Phương pháp kết tinh -Kết tinh là phương pháp quan trọng để tách biệt và tinh chế những chất hữu cơ ở dạng rắn. -Nguyên tắc: chất rắn tách ra từ dung dịch bão hòa của chất đó khi thay đổi điều kiện hòa tan (dung môi, nhiệt độ). II.Phương pháp chiết -Dùng để chuyển chất từ hỗn hợp ở môi trường rắn hoặc lỏng sang môi trường lỏng khác để thu được chất có độ tinh khiết cao hơn. -Nguyên tắc: mỗi chất lỏng có sự phân bố khác nhau trong hai môi trường không hòa tan vào nhau. -Chiết chất từ môi trường rắn (chiết lỏng – rắn): Ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp. Sau đó loại bỏ phần chất rắn không tan, thu lấy “dịch chiết” chứa chất cần phân tách. -Chiết chất từ môi trường lỏng (chiết lỏng – lỏng). III.Phương pháp chưng cất -Là phương pháp tách và tinh chế quan trọng đối với các chất lỏng. -Nguyên tắc: thành phần các chất khi bay hơi khác với thành phần của chúng có trong dung dịch lỏng. -Chưng cất gồm hai giai đoạn: bay hơi và ngưng tụ. IV.Phương pháp sắc kí -Cơ sở của sắc kí: dựa trên sự khác nhau về khả năng được hấp thụ và hòa tan chất trong hỗn hợp cần tách. +Chất hấp phụ (pha tĩnh): hấp phụ các chất trong hỗn hợp cần tách trên bề mặt của nó. +Chất lỏng hoặc chất khí (pha động): đi qua pha tĩnh sẽ hòa tan và kéo chất tan đi theo. -Có nhiều loại sắc kí: sắc kí giấy, sắc kí bản mỏng, sắc kí cột. Sơ đồ tư duy về Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: |