Lý thuyết Dấu của tam thức bậc hai - SGK Toán 10 Kết nối tri thứcA. Lý thuyết 1. Dấu của tam thức bậc hai a) Khái niệm tam thức bậc hai Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... A. Lý thuyết 1. Dấu của tam thức bậc hai a) Khái niệm tam thức bậc hai
Chú ý: Nghiệm của phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\) cũng được gọi là nghiệm của tam thức bậc hai \(a{x^2} + bx + c\).
b) Dấu của tam thức bậc hai Mối quan hệ giữa dấu của tam thức bậc hai \(a{x^2} + bx + c\) với dấu của hệ số a trong từng trường hợp của \(\Delta \) được phát biểu trong định lí về dấu của tam thức bậc hai sau đây:
Chú ý: Trong định lí về dấu của tam thức bậc hai, có thể thay \(\Delta \) bởi \(\Delta '\). 2. Bất phương trình bậc hai
Nhận xét: Để giải bất phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c > 0\) (hoặc \(a{x^2} + bx + c \ge 0\), \(a{x^2} + bx + c < 0\), \(a{x^2} + bx + c \le 0\)) ta cần xét dấu tam thức \(a{x^2} + bx + c\), từ đó suy ra tập nghiệm.
B. Bài tập Bài 1: Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai? A. \(3x + 2\sqrt x + 1\) B. \( - 5{x^4} + 3{x^2} + 4\) C. \( - \frac{2}{3}{x^2} + 7x - 4\) D. \({\left( {\frac{1}{x}} \right)^2} + 2\frac{1}{x} + 3\) Giải: \( - \frac{2}{3}{x^2} + 7x - 4\) là tam thức bậc hai với \(a = - \frac{2}{3},b = 7,c = - 4\). Bài 2: Xét dấu các tam thức bậc hai sau đây: a) \({x^2} + x + 1\). b) \( - \frac{3}{2}{x^2} + 9x - \frac{{27}}{2}\). c) \(2{x^2} + 6x - 8\). Giải: a) \(f(x) = {x^2} + x + 1\) có \(\Delta = - 3 < 0\) và \(a = 1 > 0\) nên f(x) > 0 với mọi \(x \in \mathbb{R}\). b) \(f(x) = - \frac{3}{2}{x^2} + 9x - \frac{{27}}{2}\) có \(\Delta = 0\) và \(a = - \frac{3}{2} < 0\) nên f(x) có nghiệm kép x = 3 và f(x) < 0 với mọi \(x \ne 3\). c) Dễ thấy \(f(x) = 2{x^2} + 6x - 8\) có \(\Delta ' = 25 > 0\), a = 2 > 0 và có hai nghiệm phân biệt \({x_1} = - 4\), \({x_2} = 1\). Do đó ta có bảng xét dấu:
Suy ra f(x) > 0 với mọi \(x \in ( - \infty ; - 4) \cup (1; + \infty )\) và f(x) < 0 với mọi \(x \in ( - 4;1)\). Bài 3: Giải các bất phương trình sau: a) \(3{x^2} + x + 5 \le 0\). b) \( - 3{x^2} + 2\sqrt 3 x - 1 \ge 0\). c) \( - {x^2} + 2x + 1 > 0\). Giải: a) Tam thức \(f(x) = 3{x^2} + x + 5\) có \(\Delta = - 59 < 0\), hệ số a = 3 > 0 0 nên f(x) luôn dương (cùng dấu với a) với mọi x, tức là \(3{x^2} + x + 5 > 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}\). Suy ra bất phương trình vô nghiệm. b) Tam thức \(f(x) = - 3{x^2} + 2\sqrt 3 x - 1\) có \(\Delta ' = 0\), hệ số a = -3 < 0 nên f(x) có nghiệm kép \(x = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\) và f(x) luôn âm (cùng dấu với a) với mọi \(x \ne \frac{{\sqrt 3 }}{3}\), tức là \( - 3{x^2} + 2\sqrt 3 x - 1 < 0\) với mọi \(x \ne \frac{{\sqrt 3 }}{3}\). Suy ra bất phương trình có nghiệm duy nhất \(x = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\). c) Tam thức \(f(x) = - {x^2} + 2x + 1\) có \(\Delta ' = 2 > 0\) nên f(x) có hai nghiệm \({x_1} = 1 - \sqrt 2 \) và \({x_2} = 1 + \sqrt 2 \). Mặt khác, a = -1 < 0, do đó ta có bảng xét dấu sau: Tập nghiệm của bất phương trình là \(S = \left( {1 - \sqrt 2 ;1 + \sqrt 2 } \right)\).
|