Kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 Địa lí 12- Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?

  • A

    Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

  • B

    Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.

  • C

    Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

  • D

    Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.

Câu 2 :

Nhận định nào đúng với đặc điểm thiên nhiên miền Bắc nước ta?

  • A

    Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

  • B

    Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam

  • C

    Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

  • D

    Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ do ảnh hưởng của gió mùa tây nam

Câu 3 :

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

  • A

    Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã.

  • B

    Hoạt động của gió biển và đất liền.

  • C

    Gió tín phong ở nửa cầu Bắc.

  • D

    Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng đồi núi nước ta là

  • A

    đất phù sa cổ.

  • B

    đất phù sa mới.

  • C

    đất feralit.

  • D

    đất mùn alit.

Câu 5 :

Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là

  • A

    tây bắc - đông nam.

  • B

    tây nam - đông bắc

  • C

    đông - tây.

  • D

    bắc - nam.

Câu 6 :

Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?

  • A

    Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam.

  • B

    Ảnh hưởng của địa hình.

  • C

    Hoạt động của Tín Phong.

  • D

    Hoạt động của gió mùa.

Câu 7 :

Nơi diễn ra sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là ở

  • A

    đồng bằng.

  • B

    trung du.

  • C

    miền núi.

  • D

    ven biển.

Câu 8 :

Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là

  • A

    Tây Bắc.

  • B

    Bắc Trung Bộ.

  • C

    cực Nam Trung Bộ.                                              

  • D

    Tây Nguyên.

Câu 9 :

So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có

  • A

    nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

  • B

    nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.

  • C

    biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

  • D

    nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.

Câu 10 :

Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?

  • A

    Sinh vật.

  • B

    Địa hình.

  • C

    Khí hậu.

  • D

    Cảnh quan ven biển.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Miền nào sau đây đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?

  • A

    Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

  • B

    Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.

  • C

    Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

  • D

    Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên đặc trưng là khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm nhỏ và có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt.

Câu 2 :

Nhận định nào đúng với đặc điểm thiên nhiên miền Bắc nước ta?

  • A

    Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

  • B

    Có mùa đông không lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ, do ảnh hưởng của gió mùa tây nam

  • C

    Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm lớn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

  • D

    Có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt năm nhỏ do ảnh hưởng của gió mùa tây nam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức đặc điểm thiên nhiên các miền ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

- Miền Bắc đón gió Đông Bắc làm nền nhiệt mùa đông hạ thấp, lạnh giá và có biên độ nhiệt năm lớn.

- Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ cao ổn định quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ.

Câu 3 :

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

  • A

    Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã.

  • B

    Hoạt động của gió biển và đất liền.

  • C

    Gió tín phong ở nửa cầu Bắc.

  • D

    Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm và thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

Câu 4 :

Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng đồi núi nước ta là

  • A

    đất phù sa cổ.

  • B

    đất phù sa mới.

  • C

    đất feralit.

  • D

    đất mùn alit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit => đất feralit là loại đất chủ yếu ở đồi núi nước ta.

Câu 5 :

Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là

  • A

    tây bắc - đông nam.

  • B

    tây nam - đông bắc

  • C

    đông - tây.

  • D

    bắc - nam.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.

Câu 6 :

Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?

  • A

    Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam.

  • B

    Ảnh hưởng của địa hình.

  • C

    Hoạt động của Tín Phong.

  • D

    Hoạt động của gió mùa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.

Lời giải chi tiết :

Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông => khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:

- Miền Bắc: mùa đông có gió mùa Đông Bắc đem lại khí hậu lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm, đón gió từ biển thổi vào gây mưa.

- Miền Nam: mùa hạ gió mùa Tây Nam đem lại lượng mưa lớn, mùa khô kéo dài sâu sắc do nằm ở vị trí khuất gió.

- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô:

+ Đầu mùa hạ khi Tây Nguyên Nam Bộ đón gió mùa Tây Nam (xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương) thì ven biển Trung Bộ chịu hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Mùa đông, khi ven biển Trung Bộ đón gió từ biển thổi vào đem lại lượng mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

Câu 7 :

Nơi diễn ra sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là ở

  • A

    đồng bằng.

  • B

    trung du.

  • C

    miền núi.

  • D

    ven biển.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vùng đồi núi có địa hình dốc, quá trình phong hóa đất diễn ra mạnh mẽ kết hợp mưa lớn nên sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất.

Câu 8 :

Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là

  • A

    Tây Bắc.

  • B

    Bắc Trung Bộ.

  • C

    cực Nam Trung Bộ.                                              

  • D

    Tây Nguyên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gợi ý: Liên hệ bài gió mùa để tìm ra đặc điểm chế độ mưa của mỗi vùng =>chỉ ra được chế độ nước sông.

Lời giải chi tiết :

Vùng Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

=> Chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và cạn.

Câu 9 :

So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có

  • A

    nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

  • B

    nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.

  • C

    biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

  • D

    nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào chế độ nhiệt của hai miền lãnh thổ Nam – Bắc.

Lời giải chi tiết :

TP. Hồ Chí Minh thuộc lãnh thổ phía Nam, có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính cận xích đạo, nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ

=> biên độ nhiệt năm nhỏ hơn so với Hà Nội

Câu 10 :

Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?

  • A

    Sinh vật.

  • B

    Địa hình.

  • C

    Khí hậu.

  • D

    Cảnh quan ven biển.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức ảnh hưởng của biển Đông đến các thành phần tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.

close