Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

  • A

    Chế biến sản phẩm trồng trọt.

  • B

    Chế biến gỗ và lâm sản.

  • C

    Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

  • D

    Chế biển thủy hải sản.

Câu 2 :

Các trung tâm du lịch lớn của nước ta gồm

  • A

    TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội.

  • B

    Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

  • C

    Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang.

  • D

    Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ.

Câu 3 :

Ở Nam Bộ, nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là

  • A

    Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.

  • B

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.

  • C

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

  • D

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cà Mau.

Câu 4 :

Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở:

  • A

    Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

  • B

    Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

  • C

    Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả.

  • D

    Hệ thống sông Hồng và sông Cả.

Câu 5 :

Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển vận tải đường biển nước ta không phải

  • A

    đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.

  • B

    trong biển có các dòng biển chảy theo mùa.

  • C

    có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.

  • D

    vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế.

Câu 6 :

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A

    thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

  • B

    đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

  • C

    thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.

  • D

    thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu.

Câu 7 :

Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

  • A

    Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

  • B

    Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

  • C

    Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

  • D

    Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt cao.

Câu 8 :

Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là :

  • A

    Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II.

  • B

    Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.

  • C

    Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm ti trọng khu vực I.

  • D

    Tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Câu 9 :

Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

  • A

    Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • B

    Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • C

    Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

  • D

    Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản nào sau đây?

  • A

    Đá axit, đá vôi xi măng, than bùn.

  • B

    Đá axit, đá vôi xi măng, bôxit.

  • C

    Đá axit, đá vôi xi măng, than đá.

  • D

    Đá axit, đá vôi xi măng, than nâu.

Câu 11 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Câu 12 :

Điểm tương tự nhau về thế mạnh của ba vùng kinh tế trọng điểm là đều có

  • A

    trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.

  • B

    là nơi tập trung các đô thị vừa và nhỏ của nước ta

  • C

    có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền văn minh lúa nước.

  • D

    những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật.

Câu 13 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?

  • A

    Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.

  • B

    Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp.

  • C

    Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

  • D

    Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

Câu 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?

  • A

    đáy tháp và đỉnh tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng.

  • B

    đáy tháp mở rộng , thân tháp thu hẹp.

  • C

    đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh tù.

  • D

    đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh nhọn hơn.

Câu 15 :

Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của

  • A

    việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

  • B

    sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

  • C

    chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • D

    phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.

Câu 16 :

Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do

  • A

    số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.

  • B

    thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

  • C

    đời sống nhân dân khó khăn.

  • D

    xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.

Câu 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

  • A

    Quần đảo Cô Tô.

  • B

    Đảo Lý Sơn.

  • C

    Đảo Phú Quý.

  • D

    Quần đảo Côn Sơn.

Câu 18 :

Người lao động nước ta có đức tính:

  • A

    thông minh, sáng tạo.

  • B

    cần cù, sáng tạo.

  • C

    có kinh nghiệm phòng chống thiên tai.

  • D

    có kinh nghiệm về thương mại.

Câu 19 :

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

  • A

    tạo việc làm cho người lao động.

  • B

    chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • C

    tăng thu nhập cho người dân.

  • D

    tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Câu 20 :

Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là

  • A

    thiếu tác phong công nghiệp.

  • B

    tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

  • C

    đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.

  • D

    số lượng lao động quá đông.

Câu 21 :

Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:

  • A

    rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.

  • B

    nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.

  • C

    3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.

  • D

    độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.

Câu 22 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  • A

    Hưng Yên, Hải Phòng.

  • B

    Hà Nam, Bắc Ninh.

  • C

    Hà Nam, Ninh Bình.

  • D

    Nam Định, Bắc Ninh.

Câu 23 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?

  • A

    Nghệ An.

  • B

    Quảng Bình.

  • C

    Bình Định.

  • D

    Bạc Liêu.

Câu 24 :

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, có không gian rộng lớn là

  • A

    Điểm công nghiệp.

  • B

    Khu công nghiệp.

  • C

    Trung tâm công nghiệp.

  • D

    Vùng công nghiệp.

Câu 25 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp nước ta hiện nay

  • A

    Hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp.

  • B

    Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có ý nghĩa quốc gia.

  • C

    Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.

  • D

    Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn.

Câu 26 :

Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là:

  • A

    Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.

  • B

    Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.

  • C

    Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • D

    Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Câu 27 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002

(Đơn vị: nghìn ha)

Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A

    Tròn.

  • B

    Đường.

  • C

    Cột.

  • D

    Miền.

Câu 28 :

Tại Trung du và miền núi Bắc Bộ, bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên nào sau đây?

  • A

    Tả Phình.

  • B

    Nghĩa Lộ.

  • C

    Mộc Châu.

  • D

    Than Uyên.

Câu 29 :

Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là

  • A

    Phú Xuân.

  • B

    Phố Hiến.

  • C

    Cổ Loa.

  • D

    Tây Đô.

Câu 30 :

Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?

  • A

    điều.

  • B

    cao su.

  • C

    cà phê.

  • D

    chè.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

 Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

  • A

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị.

  • B

    Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

  • C

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

  • D

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Câu 32 :

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

  • A

    phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

  • B

    xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

  • C

    hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

  • D

    xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Câu 33 :

Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải “đi trước một bước” là

  • A

    công nghiệp khai thác dầu khí.

  • B

    công nghiệp điện lực.

  • C

    công nghiệp cơ khí.

  • D

    công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 34 :

Hai địa điểm có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là

  • A

    Mai Châu và Điện Biên.

  • B

    Kon Tum và Pắc Bó.

  • C

    Phan-xi-păng và Sa Pa.

  • D

    Đà Lạt và Sa Pa.

Câu 35 :

Cho bảng số liếu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

 (Đơn vị %)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

  • A

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

  • B

    Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.

  • C

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.

  • D

    Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Câu 36 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.

Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là

  • A

    49 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.

  • B

    48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.

  • C

    47 tạ/ha và 51 tạ/ha.

  • D

    48,9 tạ/ha và 50 tạ/ha.

Câu 37 :

Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ do

  • A

    có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.

  • B

    có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.

  • C

    là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

  • D

    nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam.

Câu 38 :

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là

  • A

    phát triển thêm các đồng cỏ.

  • B

    đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.

  • C

    đảm bảo chất lượng con giống.

  • D

    phát triển dịch vụ thú y.

Câu 39 :

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:

  • A

    Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

  • B

    Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

  • C

    Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

  • D

    Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Câu 40 :

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do

  • A

    thị trường thế giới ngày càng mở rộng.

  • B

    đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

  • C

    tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

  • D

    sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

  • A

    Chế biến sản phẩm trồng trọt.

  • B

    Chế biến gỗ và lâm sản.

  • C

    Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

  • D

    Chế biển thủy hải sản.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản và nhiều phân ngành khác.

=> Chế biến gỗ và lâm sản không thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 2 :

Các trung tâm du lịch lớn của nước ta gồm

  • A

    TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội.

  • B

    Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

  • C

    Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang.

  • D

    Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các trung tâm du lịch lớn của nước ta gồm: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 3 :

Ở Nam Bộ, nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là

  • A

    Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.

  • B

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.

  • C

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

  • D

    TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cà Mau.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở Nam Bộ, hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một với hướng chuyên môn hóa đa dang.

Câu 4 :

Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở:

  • A

    Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

  • B

    Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

  • C

    Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả.

  • D

    Hệ thống sông Hồng và sông Cả.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công suất có khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai.

Câu 5 :

Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển vận tải đường biển nước ta không phải

  • A

    đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, kín gió.

  • B

    trong biển có các dòng biển chảy theo mùa.

  • C

    có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.

  • D

    vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nước ta có đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh kín gió để xây dựng hệ thống các cảng biển từ Bắc vào Nam.

- Vùng biển nằm trên đường hàng hải quốc tế -> thúc đẩy vận tải biển quốc tế.

- Các đảo và quần đảo ven bờ là nơi neo đậu của tàu thuyền ngoài khơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng của nước ta.

=> Đây là những mặt thuận lợi để phát triển đường biển ở nước ta.

=> Loại đáp án A,C, D

- Các dòng chảy theo mùa chủ yếu ảnh hưởng đến các luồng sinh vật biển và điều kiện khí hậu vùng ven bờ nó chảy qua. Đây không phải là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường biển.

Câu 6 :

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A

    thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

  • B

    đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

  • C

    thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.

  • D

    thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, vùng Tây Bắc có địa hình cao, hiểm trở nhất cả nước. Hơn nữa, đa số các mỏ quặng của vùng nằm ở những nơi địa hình hiểm trở, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển hoặc ở sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao, và kĩ thuật khai thác hiện đại mới đem lại hiệu quả.

Câu 7 :

Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

  • A

    Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

  • B

    Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

  • C

    Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

  • D

    Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt cao.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các định hướng khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:

-  Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao

-  Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.

-  Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa

=> Các phát biểu B, C, D đúng.

=> Phát biểu không đúng là: A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

Câu 8 :

Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là :

  • A

    Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II.

  • B

    Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.

  • C

    Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm ti trọng khu vực I.

  • D

    Tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

* Xu  hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là:

- Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư  nghiệp).

- Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP: 41% - Năm 2005

- Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn  định.

Câu 9 :

Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

  • A

    Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • B

    Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

  • C

    Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

  • D

    Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác  Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 21

Lời giải chi tiết :

Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện“Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành”có thể thấy:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác (màu xanh nước biển) giảm từ 15,7% xuống 9,6%.

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến (màu cam nhạt) tăng  từ 78,7% lên 85,4%.

- Công nghiệp sx, phân phối điện, khí đốt, nước (màu cam đậm) giảm từ 5,6% xuống 5%

=> Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến là Sai

Câu 10 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các loại khoáng sản nào sau đây?

  • A

    Đá axit, đá vôi xi măng, than bùn.

  • B

    Đá axit, đá vôi xi măng, bôxit.

  • C

    Đá axit, đá vôi xi măng, than đá.

  • D

    Đá axit, đá vôi xi măng, than nâu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 29

Lời giải chi tiết :

B1. Nhận dạng kí hiệu các loại khoáng sản ( Atlat trang 3)

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, đọc tên các loại khoáng sản phân bố ở vùng ĐBSCL.

=> Các loại khoáng sản ở ĐBSCL là: Đá axit, đá vôi xi măng, than bùn.

Câu 11 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là    

  • A

    Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

  • B

    Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

  • C

    Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

  • D

    Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 18

Lời giải chi tiết :

Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi bò nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

=>  vùng nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 12 :

Điểm tương tự nhau về thế mạnh của ba vùng kinh tế trọng điểm là đều có

  • A

    trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.

  • B

    là nơi tập trung các đô thị vừa và nhỏ của nước ta

  • C

    có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền văn minh lúa nước.

  • D

    những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư.

Lời giải chi tiết :

Vùng KTTĐ là những nơi hội tụ đầy đủ nhất các tiềm lực có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ.

=> Nhân tố có tác động mạnh mẽ và là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.

=> Cả ba vùng KTTĐ đều có những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật

Câu 13 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?

  • A

    Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.

  • B

    Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp.

  • C

    Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

  • D

    Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “nội bộ ngành nông nghiệp” theo nghĩa hẹp.

Lời giải chi tiết :

Từ khóa câu hỏi: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp  theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi)

- Các nhận xét A, C, D đúng

=> Nhận xét B: Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp là sự chuyển dịch trong khu vực I – nông nghiệp theo nghĩa rộng (gồm nông – lâm – ngư nghiệp) =>  Nhận xét B không đúng.

Câu 14 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?

  • A

    đáy tháp và đỉnh tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng.

  • B

    đáy tháp mở rộng , thân tháp thu hẹp.

  • C

    đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh tù.

  • D

    đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh nhọn hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 15

Lời giải chi tiết :

Quan sát hai tháp tuổi năm 1999 và năm 2007 (Atlat ĐLVN trang 15):

So với năm 1999,hình dạng tháp tuổi năm 2007 có xu hướng:

- thu hẹp đáy tháp.

- thân tháp mở rộng

- đỉnh tù hơn.

Câu 15 :

Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của

  • A

    việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

  • B

    sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

  • C

    chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • D

    phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo  hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành.

Lời giải chi tiết :

Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay

=> Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ

=> Sự thay đổi cơ cấu KT -> kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.

Câu 16 :

Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do

  • A

    số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.

  • B

    thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

  • C

    đời sống nhân dân khó khăn.

  • D

    xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình (mỗi gia đình chỉ nên có 1 – 2 con, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn…)

=> Góp phần làm giảm tỉ lệ sinh.

Câu 17 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

  • A

    Quần đảo Cô Tô.

  • B

    Đảo Lý Sơn.

  • C

    Đảo Phú Quý.

  • D

    Quần đảo Côn Sơn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 23

Lời giải chi tiết :

B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay nội địa ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Quần đảo có hệ thống sân bay nội địa là quần đảo Côn Sơn

Câu 18 :

Người lao động nước ta có đức tính:

  • A

    thông minh, sáng tạo.

  • B

    cần cù, sáng tạo.

  • C

    có kinh nghiệm phòng chống thiên tai.

  • D

    có kinh nghiệm về thương mại.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người lao động nước ta có đức tính cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc.

Câu 19 :

Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

  • A

    tạo việc làm cho người lao động.

  • B

    chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

  • C

    tăng thu nhập cho người dân.

  • D

    tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ở nước ta, quá trình đô thị hóa gắn liền với chính sách đổi mới nền kinh tế

=> từ đó chỉ ra được tác động lớn nhất của quá trình ĐTH.

Lời giải chi tiết :

- Đô thị hóa  có vai trò:

+ thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn) 

+ các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại.

=> Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.

=> Như vậy: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Câu 20 :

Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là

  • A

    thiếu tác phong công nghiệp.

  • B

    tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

  • C

    đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.

  • D

    số lượng lao động quá đông.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hạn chế của nguồn lao động nước ta là thể lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

 

Câu 21 :

Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:

  • A

    rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.

  • B

    nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.

  • C

    3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.

  • D

    độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ven biển.

=> độ che phủ rừng lớn, hầu hết các vùng lãnh thổ ở miền núi phía Tây và cả vùng đồng bằng ven biển đều phát triển ngành lâm nghiệp

=> Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết vùng lãnh thổ nước ta.

Câu 22 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

  • A

    Hưng Yên, Hải Phòng.

  • B

    Hà Nam, Bắc Ninh.

  • C

    Hà Nam, Ninh Bình.

  • D

    Nam Định, Bắc Ninh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 26

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, các tỉnh thuộc ĐBSH không giáp biển là: Hà Nam, Bắc Ninh.

Câu 23 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?

  • A

    Nghệ An.

  • B

    Quảng Bình.

  • C

    Bình Định.

  • D

    Bạc Liêu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Xem Atlat Địa lí Việt Nam trang 20

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 20:

B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh)

B2. Xác định được:
- tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).

- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn)

=> Loại đáp án A, B, C

Câu 24 :

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, có không gian rộng lớn là

  • A

    Điểm công nghiệp.

  • B

    Khu công nghiệp.

  • C

    Trung tâm công nghiệp.

  • D

    Vùng công nghiệp.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vùng công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất, không  gian rộng lớn, bao gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp  có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nét tương đồng trong quá trình hình thành.

Câu 25 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp nước ta hiện nay

  • A

    Hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp.

  • B

    Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có ý nghĩa quốc gia.

  • C

    Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa.

  • D

    Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xét lần lượt các đáp án:
- Trung tâm công nghiệp bao gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp..=> trong đó bao gồm nhiều ngành công nghiệp, hướng chuyên môn hóa khác nhau.

=> Nhận xét A đúng .

- Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

=> Nhận xét B đúng.

- Các trung tâm công nghiệp ra đời trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch kinh tế ở nước ta.

=> Nhận xét C đúng.

- Ở nước ta, trung tâm công nghiệp rất lớn là TP. Hồ Chí Minh

=> Nhận xét D: Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn => Sai

Câu 26 :

Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là:

  • A

    Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.

  • B

    Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.

  • C

    Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

  • D

    Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trung du, miền núi có đất feralit màu mỡ tập trung trên các vùng đồi trung du rộng lớn-> thuân lợi cho phát triển cây công nghiệp; các cánh rừng, đồng cỏ giữa núi là điều kiện để chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 27 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002

(Đơn vị: nghìn ha)

Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A

    Tròn.

  • B

    Đường.

  • C

    Cột.

  • D

    Miền.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận dạng biểu đồ.

Lời giải chi tiết :

- Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ  trên 3 đối tượng.

- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).

+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ => Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.

Câu 28 :

Tại Trung du và miền núi Bắc Bộ, bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên nào sau đây?

  • A

    Tả Phình.

  • B

    Nghĩa Lộ.

  • C

    Mộc Châu.

  • D

    Than Uyên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trung du và miền núi Bắc Bộ có bò sữa được nuôi nhiều ở Mộc Châu (Sơn La).

Câu 29 :

Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là

  • A

    Phú Xuân.

  • B

    Phố Hiến.

  • C

    Cổ Loa.

  • D

    Tây Đô.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là Cổ Loa (xuất hiện vào thế kỉ thứ III trước Công Nguyên)

Câu 30 :

Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?

  • A

    điều.

  • B

    cao su.

  • C

    cà phê.

  • D

    chè.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cà phê là cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên.

Câu 31 :

Cho bảng số liệu dưới đây:

 Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

  • A

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị.

  • B

    Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

  • C

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

  • D

    Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: đối với bảng số liệu thể hiện các tiêu chí (cột) của nhiều đối tượng (hàng ngang).

B1. Nhận xét hàng dọc: so sánh tương quan giữa các cột (có cùng đơn vị) -> nhìn chung cột nào có giá trị cao hơn (hay thấp hơn). 

B2. Nhận xét hàng ngang: nhân xét các đối tượng cụ thể theo hàng ngang

- Đối tượng nào có giá trị cao nhất hoặc thấp nhất

- Lấy số liệu chứng minh.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị (2,39% > 0,84%)

=>  Nhận xét A đúng.

- Ở thành thị, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBSCL (1,56%, thấp nhất ở ĐNB (0,32%).

=> Nhận xét C đúng

- Ở nông thôn, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBSCL (3,52%) và  thấp nhất là ở ĐNB (0,82%).

=> Nhận xét D đúng.

- Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất (cả thành thị và nông thôn) là ở ĐBSCL chứ không phải BTB và duyên hải miền Trung.

=> Nhận xét B sai.

Câu 32 :

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

  • A

    phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

  • B

    xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

  • C

    hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

  • D

    xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mục đích của di dân tự do là dân cư từ các vùng nông thôn ồ ạt lên thành thị để tìm kiếm việc làm

=> cần có chính sách gì để hạn chế.

Lời giải chi tiết :

- Nguyên nhân của di dân tự do là: Vùng nông thôn, do tính mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp => dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

=> Người dân từ nông thôn di chuyển lên thành thị để tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sông.

=> Để khắc phục tình trạng di dân này cần tạo nhiều việc làm cho người dân ở vùng nông thôn bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp…

Câu 33 :

Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải “đi trước một bước” là

  • A

    công nghiệp khai thác dầu khí.

  • B

    công nghiệp điện lực.

  • C

    công nghiệp cơ khí.

  • D

    công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương.

Lời giải chi tiết :

Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương.

=> Trong đó, mạng  lưới điện được xem là nhân tố quan trọng nhất, cần đi trước một bước. Bởi điện cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu thắp sáng của người dân,nâng cao chất lượng đời sống, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp,  ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư lớn...

Câu 34 :

Hai địa điểm có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là

  • A

    Mai Châu và Điện Biên.

  • B

    Kon Tum và Pắc Bó.

  • C

    Phan-xi-păng và Sa Pa.

  • D

    Đà Lạt và Sa Pa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đây là hai địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

Lời giải chi tiết :

Hai địa điểm du lịch nổi tiếng, với khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sa Pa (Lào Cai).

Câu 35 :

Cho bảng số liếu:

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ

 (Đơn vị %)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không chính xác về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

  • A

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

  • B

    Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng khá nhanh.

  • C

    Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng giảm.

  • D

    Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:

- Nhận xét chung: các đối tượng đều có sự thay đổi theo thời gian

- Nhận xét riêng từng đối tượng:

+ Về quy mô: đối tượng nào có giá trị (tỉ trọng) lớn nhất hoặc thấp nhất -> lấy số liệu chứng minh.

+ Về sự thay đổi: đối tượng nào tăng hay giảm; nhanh hay chậm; tăng/ giảm bao nhiêu lần

=> đối tượng nào tăng/giảm nhanh nhất hoặc thấp nhất.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao thứ 2 và có xu hướng giảm  (38,8% xuống 24,1%)

=> Nhận xét A. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.=> Sai

     Nhận xét C đúng

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm (19,7% xuống 23,4%)

=> Nhận xét B đúng

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh (41,5% lên 52,5%)

=> Nhận xét D đúng

Câu 36 :

Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2000 và 2005.

Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là

  • A

    49 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.

  • B

    48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha.

  • C

    47 tạ/ha và 51 tạ/ha.

  • D

    48,9 tạ/ha và 50 tạ/ha.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kĩ năng tính toán, xử lí bảng số liệu.

Sử dụng công thức tính: Năng suất lúa = Sản lượng/ diện tích (tạ/ha)

Lời giải chi tiết :

- Công thức tính:
Năng suất lúa = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha)

- Áp dụng công thức:

+ Năng suất lúa cả nước (2005) = 35826,8/ 7329,2 = 4,89 tấn/ha = 48,9 tạ/ha

+ Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long (2005) = 19298,5/3826,3 = 5,04 tấn/ha = 50,4 tạ/ha

=> Năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long (tạ/ha) năm 2005 lần lượt là 48,9 tạ/ha và 50,4 tạ/ha

Câu 37 :

Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ do

  • A

    có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.

  • B

    có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.

  • C

    là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.

  • D

    nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ vị trí địa lí quan trọng của vùng.

Lời giải chi tiết :

- Bắc Trung Bộ có vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta.

- Vùng còn là cửa ngõ ra biển của Lào

- Vùng núi phía Tây là địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người.

=> giao thông vận tải có vai trò là đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam – Bắc và Đông – Tây, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Câu 38 :

Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là

  • A

    phát triển thêm các đồng cỏ.

  • B

    đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.

  • C

    đảm bảo chất lượng con giống.

  • D

    phát triển dịch vụ thú y.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguồn thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với các đàn gia súc.

Lời giải chi tiết :

Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi. Vì đặc trưng của chăn nuôi ở nước ta là phụ thuộc nhiều vào cơ sở thức ăn.

Câu 39 :

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:

  • A

    Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

  • B

    Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

  • C

    Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

  • D

    Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ với đặc điểm phân bố dân cư nước ta: tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng (đặc biệt đồng bằng sông Hồng), phần lớn là dân cư nông thôn; thưa thớt ở vùng núi.

=> Tìm ra nguyên nhân

Lời giải chi tiết :

Dân cư nưóc ta phân bố không đồng đều:

- Đồng bằng sông Hồng có truyền thống canh tác lúa lâu đời

-> phương thức canh tác lúa nước đòi hỏi nhiều lao động

Cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến

=> Vùng thu hút mạnh mẽ dân cư sinh sống. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng chuyên canh lúa nước nhưng lịch sử khai thác lãnh thổ còn trẻ. Vùng có dân số ít hơn Đồng bằng sông Hồng.

=> Vậy lịch sử khai thác lãnh thổ kết hợp với phương thức canh tác sẽ thu hút phần lớn dân cư vê đây sinh sống.

Câu 40 :

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do

  • A

    thị trường thế giới ngày càng mở rộng.

  • B

    đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

  • C

    tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

  • D

    sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất

=>  phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước.

- Thị trường xuất khẩu nước ta ngày càng mở rộng, thị trường lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

=> từ đó suy ra nguyên nhân giúp mở rộng thị trường xuất khẩu ở nước ta.

Lời giải chi tiết :

- Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta tăng lên và chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất

=>  phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước.

=> phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế

- Thị trường xuất khẩu nước ta ngày càng mở rộng, thị trường lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc -> kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng

=> đây là kết quả của chính sách đổi mới, hội nhập nền kinh tế của nước ta (Việt Nam gia nhập WTO, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì...).

 Vậy: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

close