Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 12- Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính là:

  • A

    hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

  • B

    hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

  • C

    hướng bắc - nam và hướng vòng cung.

  • D

    hướng đông - tây và hướng vòng cung.

Câu 2 :

Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:

  • A

    Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam

  • B

    Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.

  • C

    Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m

  • D

    Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước

Câu 3 :

Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng:

  • A

    đất

  • B

    biển

  • C

    trời

  • D

    nội thủy

Câu 4 :

Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:

  • A

    Trung Quốc

  • B

    Campuchia

  • C

    Lào

  • D

    Thái Lan

Câu 5 :

Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:

  • A

    Lương thực

  • B

    Thực phẩm.

  • C

    Công nghiệp.

  • D

     Hoa màu.

Câu 6 :

Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là

  • A

    Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới

  • B

    Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

  • C

    Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

  • D

    Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.

Câu 7 :

Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • B

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

  • C

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

  • D

    Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Câu 8 :

Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :

  • A

    Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.

  • B

    Chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp

  • C

    Gây ra hiện tượng ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài.

  • D

    Gây ra nhiều thiên tai mưa, bão, hạn hán.

Câu 9 :

Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển

  • A

    các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.

  • B

    các cây công nghiệp, cây rau đậu.

  • C

    các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.

  • D

    các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 10 :

Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:

  • A

    Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

  • B

    Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.

  • C

    Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

  • D

    Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính là:

  • A

    hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

  • B

    hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

  • C

    hướng bắc - nam và hướng vòng cung.

  • D

    hướng đông - tây và hướng vòng cung.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc địa hình núi nước ta gồm hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. Tiểu biểu cho hướng Tây Bắc – Đông Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và hướng vòng cung là 4 cánh cung ở vùng Đông Bắc, cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Câu 2 :

Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:

  • A

    Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam

  • B

    Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.

  • C

    Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m

  • D

    Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…

Câu 3 :

Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng:

  • A

    đất

  • B

    biển

  • C

    trời

  • D

    nội thủy

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về phạm vi lãnh thổ nước ta.

Lời giải chi tiết :

Có đường biên giới trên đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia dài 4600km và có đường bờ biển dài 3260km kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

=> Đây là đặc điểm vùng đất của nước ta

Câu 4 :

Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:

  • A

    Trung Quốc

  • B

    Campuchia

  • C

    Lào

  • D

    Thái Lan

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là:

- Trung Quốc (dài hơn 1400km)

- Lào (gần 2100km) -> dài nhất

- Campuchia (hơn 1100km)

=> Nước ta có đường biên giới dài nhất với nước Lào (2100km).

Câu 5 :

Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:

  • A

    Lương thực

  • B

    Thực phẩm.

  • C

    Công nghiệp.

  • D

     Hoa màu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit, khí hậu ôn hòa => thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Câu 6 :

Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là

  • A

    Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới

  • B

    Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

  • C

    Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

  • D

    Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Xác định từ khóa câu hỏi là:“ý nghĩa kinh tế”

- Áp dụng phương pháp loại trừ như sau:

+ Đáp án A: nhạy cảm với biến động chính trị

 ->  ý nghĩa chính trị -> Sai

+ Đáp án B: mở cửa, hội nhập, thu hút vốn

->  phát triển kinh tế -> Đúng

+ Đáp án C: chung sống hòa bình, hữu nghị -> ý nghĩa xã hội -> Sai

+ Đáp án D: nét tương đồng về văn hóa -> ý nghĩa văn hóa -> Sai

Câu 7 :

Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • B

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

  • C

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

  • D

    Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát triển cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở vùng đồi núi, không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng.

Câu 8 :

Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :

  • A

    Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.

  • B

    Chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp

  • C

    Gây ra hiện tượng ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài.

  • D

    Gây ra nhiều thiên tai mưa, bão, hạn hán.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “tác động tiêu cực” là tác động xấu.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp loại trừ:

- Ý A: đồi núi giúp mở mang đồng bằng -> tác động tích cực -> Loại

- Ý B: ở miền Trung nước ta, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, gây khăn cho giao thông bắc - nam, phát triển kinh tế.

=> Đúng

- Ý C: ngập lụt vùng đồng bằng chủ yếu là do mưa lớn + địa hình đồng bằng thấp ->  Loại

- Ý D: hiện tượng bão, lũ, hạn hán không phải do địa hình miền núi gây ra -> Loại

=> Vậy tác động tiêu cực của địa hình miền núi là ăn lan ra sát biển, chia cắt đồng bằng (đồng bằng ven biển miền Trung).

Câu 9 :

Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển

  • A

    các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.

  • B

    các cây công nghiệp, cây rau đậu.

  • C

    các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.

  • D

    các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cây công nghiệp, cây ăn quả là các cây có biên độ sinh thái hẹp, thích ứng với đất feralit, khí hậu ôn hòa thuận lợi => thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.

Câu 10 :

Ở đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do:

  • A

    Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

  • B

    Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.

  • C

    Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

  • D

    Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm hình thái của đồng bằng sông Cửu Long: độ cao, bề mặt địa hình.

Lời giải chi tiết :

Vào mùa cạn, mực nước sông hạ thấp + địa hình thấp,  không có đê bao bọc

=> Nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền.

close