Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 12 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

     

  • B

    rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

     

  • C

    trung tâm châu Á

     

  • D

    phía đông Đông Nam Á

Câu 2 :

Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

  • A

    Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B

    Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

  • C

    Địa hình nước ta khá đa dạng

  • D

    Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 3 :

Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

  • A

    dãy Hoàng Liên Sơn

  • B

    dãy Hoành Sơn

  • C

    sông Cả

  • D

    dãy Bạch Mã

Câu 4 :

Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • B

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

  • C

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

  • D

    Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Câu 5 :

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

  • A

    có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không.

  • B

    có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

  • C

    cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển

  • D

    nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên.

Câu 6 :

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:

  • A

    Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

  • B

    Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

  • C

    Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo.

  • D

    Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Câu 7 :

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

  • A

    khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

  • B

    nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

  • C

    có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

  • D

     có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Câu 8 :

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:

  • A

    Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

  • B

    Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

  • C

    Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.

  • D

    Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

Câu 9 :

Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

  • A

    Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.

  • B

    Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.

  • C

    Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.

  • D

    Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.

Câu 10 :

Hiện nay, về vấn đề cắm mốc phân định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:

  • A

    Trung Quốc và Lào

  • B

    Lào và Cam- pu - chia

  • C

    Cam-pu-chia và Trung Quốc.

  • D

    Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nước ta nằm ở vị trí:

  • A

    rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương

     

  • B

    rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.

     

  • C

    trung tâm châu Á

     

  • D

    phía đông Đông Nam Á

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 2 :

Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?

  • A

    Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B

    Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

  • C

    Địa hình nước ta khá đa dạng

  • D

    Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem bài Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Tiết 2)

Câu 3 :

Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:

  • A

    dãy Hoàng Liên Sơn

  • B

    dãy Hoành Sơn

  • C

    sông Cả

  • D

    dãy Bạch Mã

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • B

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

  • C

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

  • D

    Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát triển cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở vùng đồi núi, không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng.

Câu 5 :

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

  • A

    có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không.

  • B

    có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

  • C

    cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển

  • D

    nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Theo Công ước quốc tế về Luật biển: Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền.

=> Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền kinh tế trên vùng đặc quyền kinh tế.

- Mặt khác, các nước khác vẫn có được phép đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tự do di chuyển về hàng hải và hàng không (máy bay, tàu thuyền).

=> Nhận xét chính xác nhất là B: nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.

Câu 6 :

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:

  • A

    Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

  • B

    Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

  • C

    Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo.

  • D

    Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

Câu 7 :

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

  • A

    khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều

  • B

    nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương

  • C

    có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

  • D

     có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vị trí địa lí trong vùng nhiệt đới

=> nhận được lượng nhiệt lớn.

Lời giải chi tiết :

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới -> quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn nên nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ dương quanh năm.

Câu 8 :

Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:

  • A

    Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

  • B

    Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

  • C

    Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.

  • D

    Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ nguồn gốc hình thành đồng bằng ven biển.

Lời giải chi tiết :

Đồng bằng ven biển miền Trung hình thành chủ yếu do phù sa biển bồi đắp nên nghèo, nhiều cát và ít phù sa.

Câu 9 :

Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

  • A

    Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.

  • B

    Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.

  • C

    Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.

  • D

    Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Địa hình đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ địa nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông và đó cũng là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.

Câu 10 :

Hiện nay, về vấn đề cắm mốc phân định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với:

  • A

    Trung Quốc và Lào

  • B

    Lào và Cam- pu - chia

  • C

    Cam-pu-chia và Trung Quốc.

  • D

    Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Việt Nam tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Về vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia giữa nước ta với các nước láng giềng:

- Biên giới Việt Nam – Lào: hiện nay, nước ta gần như đã hoàn thành việc cắm mốc biên giới trên bộ với Lào. Hai bên đang tiến hành tăng dầy, tôn tạo hoặc chỉnh sửa một số điểm mốc còn kênh về kỹ thuật.

- Biên giới Việt Nam – Campuchia: hiệp định biên giới hai bên được ký năm 1985 và hiện hai bên đang đẩy nhanh tiến trình phân giới cắm mốc (đã đạt 70-80%). Hiện vẫn có những phức tạp trong phân giới cắm mốc ở một số đoạn nhất định, tồn tại lớn nhất trong phân chia đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia là vùng nội thủy từ đất liền của tỉnh Kiên Giang ra đảo Phú Quốc.

=>  Hai bên đang tiếp tục thương lượng để cắm mốc một cách thích hợp

- Biên giới Việt Nam – Trung Quốc: trên đất liền chúng ta đã hoàn thành việc phân định và cắm mốc đường biên giới với Trung Quốc (kéo dài 1450km), khu vực này hiện nay vẫn diễn ra ổn định, không có tranh chấp. Tuy nhiên, trên vùng biển, Việt Nam – Trung Quốc đang có nhiều tranh chấp về phân định ranh giới ở khu vực vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra yêu sách đường lưỡi bò trên biển Đông và đặt các giàn khoan dầu trái phép….Vấn đề tranh chấp trên biển Đông đang là tồn tại lớn trong quan hệ giữa hai nước.

=> Như vậy, trong quan hệ biên giới với các nước láng giềng, hiện nay nước ta cần tiếp tục đàm phán với Campuchia và Trung Quốc.

close