Hoạt động 2. Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí trang 42 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Chân trời sáng tạo Bản 2Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống sau
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH 1 Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống sau: Tình huống: Bố mẹ cho H mỗi tháng 300 000 đồng để chỉ tiêu. Bên cạnh đó, H có thêm khoảng 120 000 đồng từ các nguồn khác. H rất muốn tiết kiệm một năm để có thể tự mua đôi giày thể thao khoảng 700 000 đồng. Phương pháp giải: Học sinh dựa vào tình huống Lời giải chi tiết: * Đặt mục tiêu tiết kiệm: - Đôi giày thể thao: 700,000 đồng - Thời gian tiết kiệm: 12 tháng - Số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng: 700,000 đồng / 12 tháng ≈ 58,333 đồng (tương đương khoảng 60,000 đồng) * Lập kế hoạch thu chi hàng tháng: Đơn vị: đồng
CH 2 Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí, phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả. Phương pháp giải: Học sinh thực hành dựa vào tài chính cá nhân và chia sẻ kết quả. Lời giải chi tiết: - Xây dựng ngân sách hợp lí, phù hợp với bản thân: Em muốn tiết kiệm để mua quà tặng sinh nhật cho cho mẹ vào năm sau, giá trị của món quà là 1.000.000đ. Bố mẹ thường cho em 300 000 đồng mỗi tháng để chi tiêu. Em tập kinh doanh hàng handmade và thường thu được 150 000 đồng tiền lãi mỗi tháng. Thỉnh thoảng, em cũng được người thân thưởng khi học tập tốt. * Đặt mục tiêu tiết kiệm: - Mua quà sinh nhật tặng mẹ: 1.000.000 đồng - Thời gian tiết kiệm: 12 tháng - Số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng: 1.000.000 đồng / 12 tháng ≈ 83,333 đồng (tương đương khoảng 84,000 đồng) * Lập kế hoạch thu chi hàng tháng: Đơn vị: đồng
CH 3 Chia sẻ bài học rút ra sau khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. Phương pháp giải: Học sinh chia sẻ bài học rút ra Lời giải chi tiết: - Bài học rút ra sau khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. + Nhận thấy tầm quan trọng của việc tiết kiệm và lập kế hoạch tài chính cho tương lai. + Học được cách quản lý tiền bạc một cách có kế hoạch và có trách nhiệm. + Học cách duy trì kỷ luật trong chi tiêu và kiên nhẫn để đạt được mục tiêu tài chính. + Học cách đối phó và điều chỉnh ngân sách khi gặp khó khăn tài chính hoặc chi tiêu không lường trước. + Phân biệt được các khoản chi cần thiết và những khoản chi không cần thiết, giúp tối ưu hóa ngân sách
|