Bài 14. Tập tính ở động vật trang 93, 94, 95, 96, 97, 98 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về. Nhà tập tính học Niko Tinbergen đã làm thí nghiệm đánh dấu xung quanh tổ ong bằng các quả thông (trong khi ong ở trong tổ).

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 93

MĐ: 

Ong bắp cày cái (Philanthus triangulum) có tập tính đi kiếm ăn xa tổ và tìm lại đúng tổ của nó giữa rất nhiều các tổ khác khi trở về. Nhà tập tính học Niko Tinbergen đã làm thí nghiệm đánh dấu xung quanh tổ ong bằng các quả thông (trong khi ong ở trong tổ). Sau hai ngày, ông dịch chuyển vòng đánh đấu ra xa khỏi tổ (hình 14.1). Theo em, ong có tìm thấy tổ của mình khi quay về không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ong sẽ không tìm thấy tổ của nó khi quay về.

Con ong đã định vị được tổ của nó bằng cách học được vị trí tương đối của tổ so với các mốc nhìn thấy được (vòng quả thông bao quanh). Do đó, nếu chuyển dịch vòng quả thông đi, khi ong quay trở về, nó sẽ bay vào vị trí trong tâm của vòng quả thông chứ không phải tổ của nó.

CH tr 94

CH: 

Mỗi tập tính được mô tả ở hình 14.2 có vai trò gì đối với đời sống động vật?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 14.2 và mô tả các tập tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Hình 14.2a, tập tính giăng tơ ở nhện giúp chúng di chuyển và làm bẫy bắt mồi.

Hình 14.2b, tập tính sử dụng pheromone để đánh dấu đường đi giúp các con kiến trong đàn tìm được đường và lần theo.

Hình 14.2c, tập tính xòe lông đuôi ở chim công đực giúp thu hút chim công cái, ngoài ra còn để đe dọa kẻ thù.

Hình 14.2d, tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu ở chó giúp các con chó khác nhận biết lãnh thổ.

LT:

Hãy lấy thêm ví dụ về tập tính ở động vật. Cho biết vai trò của tập tính đó đối với đời sống của động vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

  • Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình đuổi bắt chuột. Tập tính này có vai trò giúp động vật kiếm ăn.
  • Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản. Tập tính này có vai trò giúp động vật tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.
  • Khi thấy đèn giao thông màu đỏ, người qua đường dừng lại. Tập tính này có vai trò giúp đảm bảo an toàn giao thông.

CH tr 95

 LT:

Cho biết các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 thuộc loại tập tính nào?

Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 14.2 và bảng 14.1 phân loại tập tính theo đặc điểm di truyền.

 

Lời giải chi tiết:

a) Nhện giăng tơ: tập tính bẩm sinh

b) Kiến đánh dấu đường đi bằng pheromone: tập tính học được.

c) Công đực xòe lông đuôi: tập tính bẩm sinh

d) Chó đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu: tập tính bẩm sinh.

Ví dụ:

  • Tập tính bẩm sinh: thú con bú mẹ, gà trống gáy vào mỗi sớm, ếch đực kêu để gọi bạn tình, …
  • Tập tính học được: mèo bắt chuột, chó tiết nước bọt khi thấy mùi thức ăn ngon, người đi bộ dừng lại khi thấy tín hiệu đèn đỏ …
  • Tập tính hỗn hợp: hổ và báo săn mồi.

CH tr 97

LT:

Con người có thể có những hình thức học tập nào? Lấy ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người.

Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

  • Quen nhờn: Thả viên đá nhỏ bên cạnh con rùa, ngay lập tức rùa sẽ rụt đầu vào mai. Lặp lại hành động này nhiều lần thì sau đó khi thả viên đá cạnh rùa thấy rùa không rụt đầu vào mai nữa.
  • In vết: Ngỗng xám con đã in vết và đi theo đồ chơi là vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy.
  • Học nhận biết không gian: chó hoặc trâu được nuôi ở nhà, dù thả nó ở một nơi cách xa vẫn có thể nhớ đường quay về nhà.
  • Học liên hệ: Ta đánh kẻng và cho cá ăn, nhiều lần sẽ tập được cho cá tập tính mỗi lần nghe kẻng sẽ ngoi lên chờ thức ăn.
  • Học giải quyết vấn đề: học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán khó.
  • Học xã hội: em nhỏ học cách đánh răng bằng cách quan sát bố mẹ.

CH tr 98

LT:

Hãy lấy thêm một số ví dụ về ứng dụng tập tính trong đời sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

  • Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
  • Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).
  • Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại màa màng (bảo vệ mùa màng).
  • Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng (chăn nuôi).
  • Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian (an ninh quốc phòng,...)

VD 1:

Lấy ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết về hormone pheromone và cơ thể động vật.

Lời giải chi tiết:

Pheromone là chất được tiết ra từ cơ thể như tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài.

Ví dụ loài nhím biển thường phóng thích pheromone vào nước để “gửi thông điệp” hóa học thu hút những con nhím cái khác.

VD 2:

Cho biết những ví dụ sau thuộc hình thức học tập nào.

  • Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự.
  • Học sinh làm bài thi cuối kì.
  • Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng “kiểu múa lắc bụng”.
  • Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức học tập ở động vật.

Lời giải chi tiết:


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close