Bài 18. Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Dựa vào sơ đồ vòng đời của gà và muỗi (hình 18.1), so sánh sự thay đổi hình dạng của từng loài trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 118

MĐ: Dựa vào sơ đồ vòng đời của gà và muỗi (hình 18.1), so sánh sự thay đổi hình dạng của từng loài trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Phương pháp giải:

Dựa vào hinh 18.1 để trả lời câu hỏi.

 

Lời giải chi tiết:

Ở vòng đời của gà: Gà trưởng thành đẻ ra trứng và ấp trứng, phôi của gà được phát triển trong trứng và nở thành gà con. Sự sinh trưởng và phát triển từ giai đoạn gà con đến giai đoạn trưởng thành không có sự thay đổi về hình dạng.

Vòng đời của muỗi gồm 4 giai đoạn: trứng → ấu trùng → nhộng → muỗi trưởng thành, hình dạng và cấu tạo cơ thể thay đổi hoàn toàn qua mỗi giai đoạn.

CH tr 119

Thực hành quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Học sinh trả lời những câu hỏi sau:

-   Vẽ sơ đồ vòng đời của tằm và châu chấu

-   Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn nào trong vòng đời của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình ảnh đã quan sát và phim về quá trình sinh trưởng và phát triển của tằm, châu chấu.

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ vòng đời của tằm và châu chấu:

 Nếu muốn hạn chế châu chấu hại mùa màng thì nên tác động vào giai đoạn trứng của châu chấu sẽ cho hiệu quả cao nhất. Vì ở giai đoạn này, chúng chưa thể di chuyển nên có thể diệt hoàn toàn.

CH tr 121

LT: Hoàn thành bảng 18.1

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các hình thức phát triển ở động vật.

Lời giải chi tiết:

  

CH: Quan sát hình 18.3, mô tả giai đoạn phôi thai ở người.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 18.3 để mô tả các giai đoạn phôi thai ở người.

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn phôi thai ở người:

Tại buồng trứng, trứng chín và rụng. Trứng sau khi được thụ tinh với tinh trùng tại ống dẫn trứng hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Phôi bám vào niêm mạc tử cung và làm tổ tại đó.

Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hóa tạo thành các cơ quan. Thai trao đổi chất với cơ thể mẹ và phát triển.

CH tr 122

Tìm hiểu thêm:

Máu ở cuống rốn là lượng máu còn sót lại trong dây rốn sau khi em bé được sinh ra có chứa tế gốc tạo máu (hematopoietic stem cells – HSC). Tế bào gốc tạo máu ở cuống rốn có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau và tái thiết nên hệ miễn dịch của cơ thể. Lưu giữ máu cuống rốn có ý nghĩa gì? Tại sao có thể sử dụng các tế bào này trong điều trị một số bệnh?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn về tế bào gốc.

Lời giải chi tiết:

Việc lưu giữ máu cuống rốn chính là lưu giữ tế bào gốc – các tế bào chưa biệt hóa có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh cho trẻ và gia đình trong tương lai.

Vì tế bào gốc tạo máu ở cuống rốn có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau và tái thiết nên hệ miễn dịch của cơ thể nên có thể được sử dụng điều trị ung thư máu, thay thế tủy xương …

CH tr 124

VD 1: Có ý kiến cho rằng, khi mang thai, người mẹ cần ăn cho hai người nên khẩu phần ăn phải gấp đôi so với bình thường. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Em không đồng ý với ý kiến này. Vì khi mang thai, tùy thuộc vào giai đoạn, người mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng và tăng năng lượng khẩu phẩn để cung cấp đủ cho thai nhi nhưng không cần thiết phải tăng lượng khẩu phần nên gấp đôi.

Việc tăng gấp đôi khẩu phần có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tiểu đường thai kì … nguy hiểm tới sức khỏe của người mẹ.

VD 2: Tương ứng với mỗi sự thay đổi ở độ tuổi dậy thì, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về sự thay đổi thể chất, sinh lí và tâm lí của cơ thể ở giai đoạn dậy thì.

Lời giải chi tiết:

Để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần: cần:

  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng;
  • Tránh sử dụng chất kích thích;
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chăm sóc da đúng cách;
  • Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao và giải trí phù hợp …

VD 3: Quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến hậu quả gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về an toàn quan hệ tình dục.

Lời giải chi tiết:

Quan hệ tình dục không an toàn ở lứa tuổi vị thành niên có thể dẫn tới: mang thai ở bạn nữ, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển …

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close